Thông tin chi tiết

CHẤT LIỆU TRANH VẼ MỰC NƯỚC TRÊN GIẤY XUYẾN, VIỀN TRANH BẰNG VẢI GẤM,CHẤT LIỆU KHUNG TRANH MÀU VÂN GỖ CỔ ĐIỂN SANG TRỌNG KHÔNG CONG VÊNH MỐI MỌT BỀN ĐẸP VỚI THỜI GIAN.
TRANH ĐÃ ĐƯỢC LỒNG KHUNG,KÍNH TRẮNG NHƯ HÌNH ẢNH MẪU.
Tranh treo phong thủy phù hợp cho mệnh Hỏa các mệnh mệnh Thủy, mệnh kim, mệnh Thổ và mệnh Mộc treo không phạm
-tranh sơn thủy vẽ trên giấy dó
-tranh thủy mặc hoa đào phai
-tranh thủy mặc hoa đào đỏ
Ý nghĩa tranh thủy mặc ( mạc )
Hai nền hội hoạ:
– Hội hoa dân gian: là những bức tranh thể hiện phong tục, đời sống của người dân qua các thời đại. Nó phản ảnh đời sông hiện thực sinh động của con người từ thành thị đến nông thôn. Tuyệt phẩm Thanh Minh Thượng Hà Đồ là một ví dụ tiêu biểu.
– Hội họa cung đình: là những bức tranh do cách họa gia tụ hội về triều đình để vẽ theo ý muốn của nhà vua. Nội dung thường tả các sự kiện lớn ở triều đình, thời đại hay vẽ chân dung của các vị vua chúa, đại công thần.
Để tìm hiểu hội họa Trung Quốc, thiển nghĩ cách tốt nhất là tìm hiểu một cách tổng quát về các thể loại trong hội họa. Tuy nhiên, lại có nhiều tiêu chí để phân loại.
I – Phân theo chất liệu
Nếu căn cứ theo chất liệu tạo nên bức tranh thì có hai loại chính:
1 – Thủy mặc họa 水墨畫:
thủy nghĩa là nước, mặc nghĩa là mực. Tranh thủy mặc (đôi khi gọi trại là Tranh Thủy Mạc) là tranh vẽ bằng sơn nước. Đây là loại tranh truyền thống của Trung Quốc, còn gọi là Quốc Họa (tức Tranh Nước Trung Quốc) và nó lan truyền sâu rộng trong các nước ở Châu Á. Xưa, mực chỉ có màu đen, ta hay gọi là mực tàu, nhưng ngày nay mực có nhiều màu sắc nên tranh thủy mặc tăng thêm sự quyến rũ và phong phú. Tranh Thủy mặc được vẽ trên giấy hoặc lụa có thể treo lên vách hoặc cuộn lạ thành cuốn nên rất tiện cho việc cất giữ và bảo quản. Có những bức tranh thủy mặc được người chết “mang theo” trong mộ của mình mà đời sau khai quật phát hiện được.
2 – Bích họa 壁畫 :
là tranh được vẽ trên tường, nó xuất hiện từ rất sớm trong đời sống thời thượng cổ của người Trung Quốc. Các nhà khảo cổ phát hiện nhiều bức bích họa có trên các ngôi mộ cổ và hang động. Đặc biệt trong thể loại này là một loạt tranh về Phật giáo được phát hiện trong 492 hang động ở trung tâm thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc gọi là Đôn Hoàng Bích họa 敦煌壁畫.
Mặc dù có nhiều cách phân loại nhưng thông thường người ta thường dựa trên hai tiêu chí chính là phân loại theo Kỹ Pháp và phân loại theo Nội dung. Dưới đây là sơ lược về các thể loại hội họa theo hai tiêu chí này.
II – Phân theo Kỹ Pháp
Kỹ thuật và phương pháp hội họa Trung Quốc rất đa dạng. Dưới gốc độ tổng quát, có hai kỹ pháp (lấy thủ pháp làm cơ sở) chi phối nền hội họa Trung Quốc và cũng là phương pháp hội họa đặc thù của Phương Đông, đó là Tả Ý họa và Công Bút họa.
1 – Tả Ý Họa 寫意畫
Tả ý họa còn gọi là Tranh Ấn Tượng, có các đặc điểm:
– Dùng phép cường điệu để tạo sự thu hút mà không phải tuân theo qui tắc nào;
– Đường nét, bố cục của bức tranh có thể là đại khái (đại tả ý họa 大寫意畫) hoặc chi tiết (tiểu tả ý họa 小寫意畫)
– Bức tranh trực tiếp biểu hiện cảm xúc, cá tính của tác giả
2 – Công Bút Họa 工筆畫
Là những bức tanh được vẽ tỉ mi công phu và chi tiết, chú trọng vào kỹ thuật. Công Bút Họa được chia thành 2 loại:
a/ Bạch miêu họa 白描畫
Bạch miêu họa (hay Công bút bạch miêu 工筆白描): Vẽ đường nét rõ ràng, chi li, dùng đơn sắc.
Xuất hiện rất sớm ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam thơi chiến quốc.
b/ Trọng thải họa 重綵畫
Trọng thải họa (Công bút trọng thải 工筆重綵): Lấy ngũ sắc làm quan trọng.
III – Phân theo Nội Dung
Hội hoạ Trung Hoa thể hiện ba nội dung hay phạm trù bao quát là Sơn Thuỷ, Hoa Điểu và Nhân Vật. Thông qua các nội dung này mà các hoạ gia trình bày tác phẩm hội hoạ theo một Chủ đề cụ thể như nói về phong tục, tôn giáo tín ngưỡng, các loài vật, hoa cỏ trong thiên nhiên … Do vậy, trong một bức hoạ có khi thì chỉ vẽ đơn thuần một nội dung, khi thì tổng hoà các nội dung với nhau làm cho nội dung của bức hoạ phong phú và đa dạng.
1 – Sơn Thủy Họa 山水畫
Tranh sơn thủy hay Tranh phong cảnh là những bức tranh vẽ lên những cảnh quan sông, núi khi thì hùng vĩ, khi thì tĩnh lặng. Đây là loại tranh tiêu biểu nhất của Trung Quốc, có thể phân thành 3 chủ đề:
– Bình Viễn: phong cảnh xa xăm phẳng lặng
– Cao Viễn: phong cảnh cao cả, hùng vĩ
– Thâm viễn: phong cảnh sâu rộng, huyền bí
2 – Hoa Điểu Họa 花鳥畫
Nội dung của tranh hoa điểu rất phong phú, đa dạng như chim chóc, hoa cỏ hay các loài vật. Tùy theo sở thích hay sở trường của họa gia mà họ chọn một hoặc một vài đối tượng cụ thể mà sáng tác.
Ý nghĩa biểu trưng của tranh Hoa Điểu
Để hiểu về tranh hoa điểu ta nên phân ra thành các chủ đề, trong mỗi chủ đề các họa gia sẽ vẽ một hoặc một số vật biểu trưng để gửi gắm tình cảm, tâm tư của mình vào đó. Dưới đây là các chủ đề chính của tranh hoa điểu.
a/ Tứ Quân Tử
Đó là bốn loài Mai, Lan, Cúc, Trúc. Mỗi loại có một đức tình đặc trưng và rất gần với các đức tính của người Quân Tử trong Nho Giáo.
Mai: hoa mai nở rộ vào đầu xuân sau khi đã chịu đựng cái giá lạnh của mùa đông.
Lan: diểm kiều mãnh mai, hoa của nó lâu tàn có hương thơm kính đáo
Cúc: sau khi trải qua một đợt nắng khắc nghiệt của mùa hè nhiều loại rụng lá trơ trọi vào mùa thu thì cúc lại đua nhau nở qua, tô điểm cho đời bằng nhiều màu sắc khác nhau.
Trúc: thân cây ngay thẳng, thể hiện tinh thần tiết tháo trước gió mưa nghiệt ngã.
Ngoài ra, Cúc và Mai còn được ca ngợi cùng với câu Tùng. Người xưa gọi là Tuế hàn tam hữu 歲寒三友 ba người bạn khi trời lạnh. Mặc dù trong mùa sương tuyết các cây khác đều không chịu đựng nổi, khô héo nhưng Tùng, Cúc, Mai vẫn sừng sửng tốt tuơi.
b/ Hoa trái và cây cối
Hoa có một địa vị rất đặc biệt trong đời sống văn hóa. Hoa có thể làm đại diện cho một nước gọi là Quốc Hoa. Mỗi loại hoa phổ biến thường biểu trưng cho một ý nghĩa trong đời sống tinh thần, hội họa cũng lấy đó mà làm nguồn cảm hứng sáng tác. Ý nghĩa biểu trưng thường dựa vào hai đặc điểm chính, hoặc là do bản thân điều kiện sống trong thiên nhiên hay vẽ đẹp của chúng, hoặc là do tên gọi (phát âm) của nó khiến ta liên tưởng tới sự tốt đẹp trong cuộc sống.
Ngoài bốn chủng loại đã nói ở phần a/, dưới đây là ý nghĩa biểu trưng của các loại hoa, trái và cây cối thường thấy trong hội họa Trung Hoa
Hoa Mẫu Đơn: ngoài vẽ đẹp lộng lẫy, rực rỡ vốn có, hoa mẫu đơn còn tượng trưng cho sự phú quý.
Hoa Sen: ngoài nét đẹp tinh khiết, giản dị, Sen còn nói lên cái bản chất ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’
Trái Đào tiên: thể hiện sự tường tồn, đắc thọ.
Cây ngô đồng: trong thi ca, cây ngô đồng thuộc loại cây quí phái, hoa của nó là ‘vương giả chi hoa’. Còn thân cây thì to lớn sừng sửng giữa trời.
Cây Ngô Đồng nở rộ trước sân điện Hữu Vu, kinh thành Huế (nguồn dantri.com.vn)
c/ Loài Vật
Từ linh vật như rồng, hạc đến gia cầm, gia súc, động vật hoang dã hay các loài công trùng đều đi vào hội họa Trung Hoa. Người ta cũng gắn cho mỗi con vật một hay một vài ý nghĩa nào đó, phần lớn là do niềm tin về tín ngưỡng. Dươi đây là một số ý nghĩa biểu trưng của các loài vật trong hội hoạ.
Rồng:
Phượng:
Hổ:
Ngựa:
Hạc:
Chim chóc:
Cá tôm:
Mèo, gà:
d/ Tổng hợp nhiều biểu trưng
Tranh hiện đại Trung Hoa thường tổng hợp nhiều nội dung vào trong một bức tranh. Tham khỏa một số ý nghĩa tổng họp do ông Lê Anh Minh giới thiệu cuối trang này.
3 – Ngư Thú Hoạ
4 – Nhân Vật Họa 人物畫
Sự kiện vẽ tranh nhận vật lâu đời nhất xuất hiện từ thời nhà Thương. Lựa chọn hiền tài
Ảnh ở Minh Đường nhà Chu
Chân dung
Thiếu nữ
5 – Phong tục hoạ
III – Một số Chủ đề phổ biến
Ba nội dung cơ sở trong hội họa như nói trên đã tạo ra những chủ đề đặc biệt, cụ thể mà các họa gia Trung Quốc từ xa xưa đã không ngừng khổ luyện và sáng tạo. Dưới đây là những chủ đề thường hay nhắc đến trong hội họa.
Tranh Tôn Giáo
Tranh tôn giáo phong phú và đa dạng nhất có thể nói là những bức bích họa ở thành phố Đôn Hoàng như đã nói ở trên. Tranh thủy mặc về tôn giáo cũng rất phong phú, đặc biệt là tranh Thiền với kỹ pháp Tả Ý thật giảmn dị nhưng độc đáo, sâu sắc rất họp với triết lý Thiền.
Tranh Lịch Sử và ký hoạ
Tranh phong tục
Văn nhân họa (Vương Duy đề xướng) hay Sĩ nhân họa (Tô Thức đề xướng)
Thời lệnh hoạ
Giới hoạ
Tranh chăn thả
V – Cấu tứ trong tranh
Trên đây là những điều dễ dàng nhìn thấy và cảm nhận khi xem bức hoạ. Cái hay, cái đẹp trong hội hoa Trung Hoa không dừng lại ở đó.
1. Quả đào với 5 con dơi ngụ ý Ngũ Phúc Lâm Môn 五福臨門. Ngũ Phúc là: phú 富(giàu), thọ 壽 (sống lâu), khang ninh 康寧 (khỏe mạnh), du hiếu đức 攸好德 (yêu nhân đức), khảo chung mệnh 考終命 (chết êm ái).
2. Quả phật thủ với con bướm ngụ ý sống lâu đến 70-80 tuổi, vì quả phật thủ tượng trưng cho thọ hay phúc, con bướm (điệp) ngụ ý già 70 tuổi (điệt 耋 ) hay trùng điệp (điệp 疊), tức là phúc thọ trùng điệp 福壽重疊.
3. Quả phật thủ (phúc) với quả đào (thọ) và quả lựu (đông con) ngụ ý tam đa 三多: đa phúc 多福 (nhiều phúc), đa thọ 多壽 (rất thọ), đa nam tử 多男子(nhiều con trai).
4. Quả phật thủ, quả đào, quả lựu với 9 miếng ngọc như ý ngụ ý «tam đa cửu như» 三多九如 nghĩa là chúc cho phúc thọ, con cháu đầy đàn, bền vững.
5. Quả lựu đã bóc vỏ một phần để lộ hạt ra ngụ ý «lựu khai bách tử»榴開百子(lựu mở ra sinh trăm con).
6. Quả lựu với 5 cậu bé con ngụ ý mong cho con cái sau này đều hiển đạt như 5 con của ông Đậu Yên Sơn đời Tống.
7. Quả lựu 榴 (ngụ ý lưu truyền 流) với cái mũ 冠(ngụ ý tước quan 官), cái đai lưng (đái 帶), cái thuyền (thuyền 船 , đọc giống truyền 傳 ) ngụ ý mong cho «Quan đái truyền lưu»官帶傳流 (đai lưng của quan được lưu truyền, tức là được phong quan tước nhiều thế hệ trong gia tộc).
8. Hai quả thị (ngụ ý sự việc) với ngọc như ý là mong «Sự sự như ý» 事事如意 (vạn sự như ý).
9. Cây ngô đồng 桐 (đồng âm với đồng 同 : cùng với) với con hươu (lộc 鹿 , đồng âm với lộc 禄: bổng lộc) và chim hạc 鶴 (trường thọ) là ngụ ý «Lộc thọ đồng lộc hạc» 禄壽同鹿鶴 (được bổng lộc và sống lâu như hươu, hạc).
10. Chim hỉ thước 喜鵲 (vui vẻ) đậu cây ngô đồng 桐 (đồng âm với đồng 同 : cùng với) là ngụ ý «đồng hỉ» 同喜 (mọi người cùng vui vẻ).
11. Đứa trẻ cỡi trên lưng con kỳ lân tay cầm bông sen (liên 蓮 ) và ống sáo (sinh 笙) là ngụ ý «Liên sinh quý tử» 連生貴子 (liên tiếp sinh quý tử).
12. 4 đứa trẻ: đứa cầm cành táo (tảo 棗 , đồng âm với tảo 早: sớm), đứa cầm ống sáo (sinh 笙 ), đứa cầm cái ấn quan văn, đứa cầm cái kích quan võ là ngụ ý mong: sớm sinh con cái sau này thành quan văn hay quan võ.
13. Đứa trẻ ăn mặc sang trọng (phú 富), cổ đeo cái khánh 罄(đồng âm với khánh 慶, hiểu là may mắn hạnh phúc) đang ngắm bầy cá vàng (ngư 魚, hiểu là dư thừa)là ngụ ý mong: giàu có, đông con, hạnh phúc có thừa.
14. Chim hỉ thước 喜鵲 đậu cành mai 梅 (đồng âm với mỗi 每: mọi người) cành trúc 竹(đồng âm với chúc 祝: chúc mừng) là ngụ ý mong cho mọi người đều vui vẻ.
15. Trúc mai 竹梅 ngụ ý mọi người may mắn.
16. Mai, trúc với con mèo và con bướm là ngụ ý mong mọi người sống lâu đến 70-80 tuổi.
17. Mẫu đơn 牡丹(phú quý) với con gà (kê 雞 đồng âm với cát 吉: tốt lành) ngụ ý «phú quý cát tường» 富貴吉祥.
18. Con khỉ (hầu 猴) trèo cây phong (phong 楓) có cái ấn 印 cột vào cành cây ngụ ý «ấn phong hầu» 印封侯, tức là được thăng quan tiến chức nói chung.