Thông tin chi tiết

Tranh khảm trai nổi- Đồng quê- KT02
-tranh khảm trai nổi ,VINH QUY BÁI TỔ – kt 100 x 200

-CHẤT LIỆU TRANH ĐƯỢC LÀM TỪ GỖ KEO,KHẢM TRAI GHÉP NỔI,
-QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU MUA TRANH XIN LIÊN HỆ 0983333489 ĐỂ ĐƯỢC BIẾT GIÁ CẢ VÀ ĐẶT TRANH.

Tôi về quê, mùa này trời trong xanh như ngọc. Khung cảnh đồng lúa trải ra trước mắt bao la một màu xanh thăm thẳm, hít một hơi thật dài mà thấy lòng nhẹ nhàng rất khoan khoái dễ chịu vô cùng, thấp thoáng nơi xa từng cánh chim chao lượn tầng không tạo cho tôi một cảm giác dịu nhẹ, thanh bình. Bức hoạ đồng quê của riêng tôi vẫn như thế, bao năm rồi vẫn thế…
Quê tôi quanh năm sống bằng nghề nông. Cơ cực là thế nhưng chưa bao giờ tôi nghe một lời than vãn. Từ những mảnh ruộng bạt ngàn này, biết bao đời cây lúa đã vàng ươm, trĩu hạt… biết bao nhiêu lần những ngày mùa luôn rộn rã tiếng nói cười. Ngồi tựa lưng vào rặn tre già trước ngõ, hít thật sâu vào buồng ngực cái không khí thân quen, tôi như chợt thấm thía hơn câu hát ngày nào mà ngoại đã ru “quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm khua nước bên sông…”
Hễ gà bắt đầu gáy canh tư là ông lại lục đục chuẩn bị gô cơm và lùa đàn trâu ra đồng cho ăn vội ít cỏ để bắt đầu một ngày đi cày mới. Cứ hết ngày này qua ngày kia, giờ ngẫm lại cũng ngót gần 40 năm, những luống cày mướn của ông vẫn đều đặn trên cánh đồng. Riết rồi xóm làng đặt cho ông một cái tên trìu mến là “ông Năm cày mướn”. Lặng lẽ với công việc cày mướn, ông lấy nắng mưa, gió sương làm bầu bạn để kiếm tiền lo cho đàn con.
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu tục ngữ gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã có từ xa xưa nhưng bây giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau được xem là hình ảnh biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam.
Dù nói gì thì nói, con trâu vẫn là người bạn thân thương của nông dân Việt Nam tự bao đời nay với những câu ca “trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”..
Những ai đã từng chăn trâu, chăn bò, thế nào cũng hiểu được sự khác biệt giữa hai loài vật nhai lại này. Bò, có ưu điểm ngoài cày kéo, cung cấp thịt còn có thể nuôi nhốt mà không cần chăn thả nhưng điểm yếu lại là sức kéo không mạnh, không dẻo dai như trâu.
Trâu, có ưu điểm là dẻo dai, có thể cày bừa ở ruộng sâu (nên mới có câu: “ruộng sâu trâu nái”), ruộng nhiều bùn, lún mà bò không thể cày được nhưng nhược điểm thì trâu khó nuôi nhốt như bò, cần phải chăn thả.
Con vật to lớn, mạnh mẽ và hiền lành này thay người nông dân làm đủ thứ chuyện trên đời: từ cày, bừa, trục cho đến cộ lúa, đạp lúa, kéo đất… Chẳng những thế, con trâu còn hào phóng tặng cho người nông dân phân chuồng để họ còn trồng rẫy, trồng hoa màu nữa. Bởi vậy, ai cũng quý con vật có nghĩa…
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Câu ca dao ấy, không rõ đã có từ bao giờ nhưng mãi đến ngày nay hình ảnh đó vẫn còn nguyên giá trị hiện thực của nó. Nó nói hết được cái nỗi cơ cực, vất vả của người nông dân Việt Nam trong thiên niên kỷ thứ 3, thời đại của khoa học và công nghệ