Tranh sơn dầu- Đại tướng Võ Nguyên Giáp -S227
Tên sản phẩm: | Tranh sơn dầu- Đại tướng Võ Nguyên Giáp -S227 |
Danh mục: | Tranh ảnh Bác Hồ, Tranh sơn dầu |
Giá: |
2,700,000 đ |
Mã sản phẩm: | S227 |
Kích thước: | 80 * 110 cm |
Trạng thái: | Còn hàng |
Thông tin chi tiết
Tranh sơn dầu- Đại tướng Võ Nguyên Giáp -S227
TRANH VẼ TAY SƠN DẦU ĐÃ BAO GỒM CẢ KHUNG
VẢI TOAN ,SƠN DẦU,KHUNG TRANH COMPOXIT
Tranh bác Giáp sơn dầu
Tranh đại tướng võ nguyên giáp sơn dầu
Tranh sơn dầu bác Giáp
Tranh sơn dầu đại tướng võ nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”,[1][2] là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979)[cần dẫn nguồn] chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam.[3] Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng tài giỏi trên thế giới.[4] Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/1911[9] ở làng An Xá,[10] xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ[11] và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.[12]
Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở thôn Mỹ Đức xã Sơn Thủy[13] huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn thân-Cần Vương,[14] làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.
Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương. Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù (Sau này, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.
Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.[15]
Một góc ngôi nhà nơi Võ Nguyên Giáp đã sinh ra và lớn lên
Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.[16]
Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: “Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho”. Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Năm tháng học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã trở thành nền tảng cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông. Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố: cá nhân, gia đình và dân tộc đều hòa quyện chặt chẽ với nhau. Qua sách Ấu học tân thư, cậu Giáp được biết tới nhiều tấm gương quên mình để bảo vệ Tổ quốc, hình thành trong cậu niềm tự hào về các chiến công của cha ông trong quá khứ. Những giá trị đạo đức, nề nếp gia phong của đạo Khổng thấm nhuần trong con người cậu: lối sống giản dị và đức hiếu học, sự kính trọng tổ tiên và ông bà cha mẹ, sự kính trên nhường dưới, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, nghĩa vụ của con người với gia đình, xã hội và Trời Đất.[17]
Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ năm (1824).
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Hồi đó, đạt được trình độ ấy là không dễ, vì thực dân Pháp hạn chế mở trường học và muốn duy trì nạn mù chữ để dễ cai trị.[18] Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.[19]
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Trong 2 năm học, ông luôn đứng đầu lớp trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Trong thời gian này, cậu Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Trên tường nhà Cụ Châu có treo những nhà tư tưởng nổi bật mà cụ tôn kính là Tôn Dật Tiên, Vladimir Ilyich Lenin và Đức Phật Thích Ca, điều đó khiến cậu càng say mê theo đuổi chân lý của lịch sử.[20]
Năm 1927, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động: “Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật”. Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của cậu Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.[21]
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng… Sau này liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái chính là người vợ đầu tiên của Đại tướng. Đại tướng có một con với bà là Võ Hồng Anh. Chị Thái hẹn, khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt, chị Thái bị Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà qua đời khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước.[22][23]
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.[24]
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.[25] Học sinh của ông mô tả rằng: ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoléon, ông sôi nổi kể về Công xã Paris, về cái chết của những nhà Cách mạng như Danton và Robespierre, “ông không chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, luôn bênh vực tính chính nghĩa của lịch sử”.[26] Học trò của Võ Nguyên Giáp là Bùi Diễm, sau này trở thành đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhớ về ông như một người bị “quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến”. Người ta kể lại khi một giáo viên khác hỏi ông “Không chơi kiểu Napoleon à ?”, ông đã trả lời “Mình sẽ là một Napoleon”. Sau này, khi trả lời phỏng vấn, ông hay có điệu bộ như hoàng đế Napoleon đang độc thoại trước các nhà báo.[26]
Kháng chiến chống Pháp, Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) trong buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh.[27]
Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, anh được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác: “Trong 5 năm nữa (tính từ 1941) cách mạng sẽ thành công, điều chúng ta mong đợi sẽ tỏa sáng”. Niềm tin sắt đá đó đã giúp Võ Nguyên Giáp và các đồng chí có thêm niềm tin vào tương lai.
Đời sống ở Việt Bắc rất cực khổ, ông kể: “Tìm được cái ăn đã là chiến công. Chúng tôi phải chia nhau từng củ sắn, từng bắp ngô”. Nhiều người bối rối dao động, có người e ngại: làm sao Cách mạng thành công khi không có súng và lấy đâu ra súng? Những lúc ấy, ông không bao giờ quên lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Chúng ta sẽ dựa vào sức mình là chính cùng với một ít viện trợ từ nước ngoài. Mọi việc đều do nhân dân mà nên. Người trước súng sau, có nhân dân là có tất cả.”.[28]
Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Trong thời gian này, Pháp tăng cường càn quét Việt Bắc, ai mang tài liệu Việt Minh sẽ bị bắn ngay. Võ Nguyên Giáp nhớ lại: trong thời gian này, ông thường mang theo một quả lựu đạn để nếu bị bắt thì sẽ cho nổ để vừa chết nhanh chóng vừa kéo theo được vài tên địch.[
Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Tham gia thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh, chụp khoảng năm 1945
Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (Thứ trưởng thường trực) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946.
Ngay sau khi thành lập, Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời, ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái,[30][31] với lý do các đảng này “tư thông với ngoại quốc”, làm “phương hại đến nền độc lập Việt Nam” (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng…) nhằm kịp thời trừng trị “bọn phản cách mạng”, bảo vệ chính quyền non trẻ, đồng thời “giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác” cho nhân dân,[32] đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người bị quy là nguy hiểm cho nền Dân chủ cộng hoà Việt Nam.[33] Cùng với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán các nghiệp đoàn[34] để kiểm soát nền kinh tế,[35] thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp.
Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch theo sự phân công của phe Đồng Minh tiến vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật. Theo Việt Minh, đội quân này mang theo kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ.[36] Đội quân Quốc dân Đảng Trung Quốc “chạy trốn” Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động cướp bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà Nội.[37] Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên Võ Nguyên Giáp mô tả: quân đoàn 62 của Vũ Kim Thành (đi cùng là Việt Cách) tàn phá suốt dọc miền Đông Bắc Bắc Kỳ; lực lượng của Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) và của Nguyễn Tường Tam (Đại Việt) đi theo quân đoàn 93 Vân Nam, cũng tiến hành những bài bản cướp bóc tương tự, dọc theo hành lang Tây Bắc từ Lào Cai đến Yên Bái, Phú Thọ.[38] Võ Nguyên Giáp mô tả lãnh đạo Việt Quốc, Việt Cách như những người đã bỏ xứ sở mà đi, tự cho mình là những người yêu nước phụng sự cho Chủ nghĩa Quốc gia nhưng thực tế chỉ là “một nhóm phản động đang ra sức thu vén làm giàu cho bản thân” nhờ vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, và rằng Trung Hoa Quốc dân Đảng đã tô vẽ cho nhiều “tên phản bội người Việt”.
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18/9/1945) và Việt Quốc (ngày 19/9/1945). Trong hai cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách và Nguyễn Tường Tam đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng. Đối với lời đề nghị này, trong nội bộ Việt Minh có nhiều ý kiến khác nhau. Hoàng Minh Giám nghĩ rằng việc hợp nhất Việt Minh với các đảng phái Quốc gia sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm người Trung Quốc yên lòng còn Pháp phải lo ngại, quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong con mắt của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, là chính phủ thật sự dân chủ. Võ Nguyên Giáp thì dứt khoát không đồng ý, theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, nó chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc, nhân dân sẽ “chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đô la Trung Quốc”.[39] Cuối cùng Việt Minh đã từ chối hợp nhất với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng.[39]
Ngày 1 tháng 1 năm 1946, sau một hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Minh tham gia do tướng Tiêu Văn tổ chức, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt Cách, Việt Quốc…) hoạt động ở Trung Quốc với sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng.[40] Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các.[41]
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại.[42] Các đảng này cho là trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được.[43] Theo Báo Đại đoàn kết, mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi.[44] Theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng.[44] Tuy nhiên, lá phiếu không bí mật[45] và theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim[46] thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.[47]
Sau khi kết quả bầu cử được công bố, sự thật hoàn toàn không như các đảng phái tuyên truyền. Nhiều đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đều trúng cử tại Quốc hội khóa I hầu hết chưa là đảng viên.[44] Võ Nguyên Giáp được bầu làm đại biểu quốc hội khóa đầu tiên[48] và liên tiếp 6 kỳ sau.[49]
Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử. Thay vào đó, các đàng phái này dùng sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc để gây sức ép nhằm giành ghế trong quốc hội mà không cần qua bầu cử[50]
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
Trấn áp các đảng phái đối lập
Xem thêm: Vụ án phố Ôn Như Hầu
Trong thời gian hoạt động, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục…[51]
Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã tổ chức các đội vũ trang như “Thần lôi đoàn”, “Thiết huyết đoàn”, “Hùm xám”… Các đội này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng[52]) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ.[53]
Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: “Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại… Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn”. Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: “Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản”[54]
Sự có mặt của quân đội Tưởng Giới Thạch cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và những người có trách nhiệm khác của Việt Minh. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15/6/1946, hiểu theo cách này hay cách khác, Võ Nguyên Giáp quyết định Việt Minh phải hoàn toàn một mình điều khiển bộ máy chính quyền. Võ Nguyên Giáp hối hả hành động ngay với mục tiêu rải khắp: Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (theo Cecil B. Currey tổ chức này mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học sáng lập[55] còn theo David G. Marr thì đến cuối năm 1945 nhiều người dân vẫn không tin rằng Việt Nam Quốc dân Đảng đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học năm 1930 như Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra sức tuyên truyền[52]), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên “chiến sĩ Công giáo”. Võ Nguyên Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái này.
Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích “bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3”. Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này.[55] Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập nhằm tạo khối đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc giữa các đảng phái, sau Vụ án phố Ôn Như Hầu đã mất đi ý nghĩa của nó.
Chiến tranh Đông Dương lần 1
Xem thêm: Chiến tranh Đông Dương
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.
Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.[56] Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng”.[57] Cùng đợt phong hàm có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.
Tìm sản phẩm này trên Google:
- https://muabantranh vn/tranh-son-dau-dai-tuong-vo-nguyen-giap-s227/
- Giao hàng tận nhà.
- Miễn phí vận chuyển các quận huyện trong thành phố Hà Nội, Tp. HCM và Bắc Ninh.
- Quý khách hàng ở xa xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.