Thông tin chi tiết

Tranh thêu tay-Tùng Hạc Trường Tồn- T151

Thêu là một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó bao đời của người phụ nữ Việt Nam. Tương truyền thế kỷ XVII, cụ Lê Công Hành (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661) tại làng Quất Động.

Thêu là một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó bao đời của người phụ nữ Việt Nam. Tương truyền thế kỷ XVII, cụ Lê Công Hành (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661) tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã học được kỹ thuật thêu nổi của người Trung Hoa, thông qua đó kết hợp với phong cách thêu truyền thống của dân tộc để tạo nên một phong cách thêu mới độc đáo, mang đậm nét mỹ thuật. Đến nay, những người thợ thêu trong cả nước đều xem cụ là ông tổ của nghề thêu.
Thêu thùa, kim chỉ luôn là người bạn tâm giao của người phụ nữ Việt Nam tự ngàn xưa và là một trong những chuẩn mực để đánh giá công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ, bởi vậy mà Người xưa có câu:

“Trai thì đọc sách ngâm thơ
Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may”

Tranh thêu chính là không gian vỗ về, không gian bình yên, không gian tâm tưởng của người phụ nữ. Với bàn tay tài hoa và niềm đam mê nghề nghiệp, người nghệ nhân thêu tranh đã thả hồn theo những đường kim mũi chỉ, làm nên bức tranh sống động, gợi nhiều cảm xúc trong tâm hồn người xem. Xuất phát từ nghề thêu truyền thống, với nỗ lực sáng tạo không ngừng của các nghệ nhân, tranh thêu của chúng tôi đã trở thành tiêu điểm của một loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Ai đã từng nhìn ngắm những bức tranh thêu của chúng tôi chắc hẳn không khỏi thán phục sự tài hoa của những nghệ nhân thêu tranh. Đến với thế giới nghệ thuật tranh thêu là đến với thế giới của màu sắc, đường nét và vẻ đẹp của tâm hồn. Những họa sĩ vẽ mẫu đã hòa mình vào thiên nhiên, tìm sự tĩnh tại của tâm hồn, cảm nhận cuộc sống một cách tinh tế từ đó tạo ra những mẫu tranh thêu độc đáo bằng màu chì đen trên nền giấy can.
Bằng kinh nghiệm và sự nhạy cảm, bằng sự đồng điệu giữa họa sĩ và nghệ nhân, mỗi tác phẩm của chúng tôi là một sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu và màu sắc. Với sự hòa điệu đó, tranh thêu Bình Minh đã tạo nên giá trị thẩm mỹ vượt trội.
Ý nghĩa bức Tranh thêu tay (Tùng Hạc Trường Tồn)

Bức “Tùng Hạc trường tồn” biểu tượng cho sự thịnh vượng, trường thọ, có ý nghĩa rất tốt. Trong tranh gồm hình ảnh hạc tiên và cây tùng.

Cây tùng mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó mọc ngay ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ thể hiện sức sống bền bỉ. Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ, tùng còn là đại diện của khí tiết. Ngoài ra, trong quan niệm của người Trung Hoa, tùng còn có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên tùng mang lại sự bình yên, àn lành cho con người.

Hạc trong truyền thuyết xưa là một loài chim tiên, trong “Tước bào cổ kim chú” có viết: “Hạc thiên niên tắc biến thành thương, hựu lưỡng thiên tuế tắc biến hắc, sở vị huyền hạc dã” (Qua ngàn năm, hạc biến màu xanh; qua hai ngàn năm, hạc biến thành đen; nên gọi là hạc huyễn hoặc). Vì vậy, người xưa xem hạc là loài chim tượng trưng cho sự trường thọ.

Họa tiết “tùng hạc diên niên” vừa mang ý nghĩa trường thọ, vừa mang ý nghĩa khí tiết thanh cao, gắn bó vĩnh cửu và còn được gọi với tên “tùng hạc đồng xuân”

Đây là tranh phong thủy dùng để làm quà biếu, mừng tân gia, khánh thành công ty, chúc phúc, chúc thọ..