Thông tin chi tiết

TRANH THÊU TAY -SEN HẠC
Tranh đã bao gồm đóng khung như hình, KHUNG TRANH CÓ THỂ THAY ĐỔI MẪU
Thêu là một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó bao đời của người phụ nữ Việt Nam. Tương truyền thế kỷ XVII, cụ Lê Công Hành (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661) tại làng Quất Động.

Thêu là một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó bao đời của người phụ nữ Việt Nam. Tương truyền thế kỷ XVII, cụ Lê Công Hành (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661) tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã học được kỹ thuật thêu nổi của người Trung Hoa, thông qua đó kết hợp với phong cách thêu truyền thống của dân tộc để tạo nên một phong cách thêu mới độc đáo, mang đậm nét mỹ thuật. Đến nay, những người thợ thêu trong cả nước đều xem cụ là ông tổ của nghề thêu.
Thêu thùa, kim chỉ luôn là người bạn tâm giao của người phụ nữ Việt Nam tự ngàn xưa và là một trong những chuẩn mực để đánh giá công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ, bởi vậy mà Người xưa có câu:

“Trai thì đọc sách ngâm thơ
Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may”

Tranh thêu chính là không gian vỗ về, không gian bình yên, không gian tâm tưởng của người phụ nữ. Với bàn tay tài hoa và niềm đam mê nghề nghiệp, người nghệ nhân thêu tranh đã thả hồn theo những đường kim mũi chỉ, làm nên bức tranh sống động, gợi nhiều cảm xúc trong tâm hồn người xem. Xuất phát từ nghề thêu truyền thống, với nỗ lực sáng tạo không ngừng của các nghệ nhân, tranh thêu của chúng tôi đã trở thành tiêu điểm của một loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Ai đã từng nhìn ngắm những bức tranh thêu của chúng tôi chắc hẳn không khỏi thán phục sự tài hoa của những nghệ nhân thêu tranh. Đến với thế giới nghệ thuật tranh thêu là đến với thế giới của màu sắc, đường nét và vẻ đẹp của tâm hồn. Những họa sĩ vẽ mẫu đã hòa mình vào thiên nhiên, tìm sự tĩnh tại của tâm hồn, cảm nhận cuộc sống một cách tinh tế từ đó tạo ra những mẫu tranh thêu độc đáo bằng màu chì đen trên nền giấy can.
Bằng kinh nghiệm và sự nhạy cảm, bằng sự đồng điệu giữa họa sĩ và nghệ nhân, mỗi tác phẩm của chúng tôi là một sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu và màu sắc. Với sự hòa điệu đó, tranh thêu Bình Minh đã tạo nên giá trị thẩm mỹ vượt trội.
Tranh sen hạc được các nghệ nhân thêu tay.

Ý nghĩa bức tranh thêu tay Đàn hạc dưới đầm sen

Thời xưa, các vương hầu muốn cống tiến vật phẩm cho hoàng đế để lấy lòng tin thường sử dụng biểu tượng chim hạc, được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều”
Thời xưa, các vương hầu muốn cống tiến vật phẩm cho hoàng đế để lấy lòng tin thường sử dụng biểu tượng chim hạc, được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều”. Hình dáng hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.
Thời xưa hạc còn được dùng để ví với những người ưu tú nên sắc lệnh chiêu mộ hiền sỹ còn được gọi là “hạc bản”, những thứ trên “hạc bản” được gọi là ” hạc thư” hoặc “hạc đầu thư”, những người tu hành và có tiếng tăm tốt được gọi là “hạc minh chi sĩ”. Bởi vậy mà các bức tranh có vẽ hạc mang ý nghĩa thanh liêm, không tham lam, sa đọa.

Bức tranh Đàn hạc dưới đầm sen gắn hình ảnh của hạc với đầm sen. Từ xưa tới nay, sen luôn là biểu tượng của thanh cao, của vẻ đẹp thuần khiết. Gắn hạc với sen, một lần nữa, tác giả lại càng khẳng định chân lý này. Hai vẻ đẹp, hai tâm hồn, tác giả đã rất khéo léo khi đặt chúng ở cạnh nhau. Màu trắng của hạc, nổi bật giữa màu hồng của sen. Hai vật tưởng như tương phản, lại tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Cánh hạc trắng xóa cả một vùng trời, nhưng hình ảnh của hạc sẽ không thể đẹp một cách trọn vẹn nếu thiếu đi vẻ đẹp của đầm sen. Một vẻ đẹp hoàn hảo giữa núi sông hùng vĩ, giữa màu xanh bất tận của núi rừng.
Xem một số mẫu tranh thêu hạc, hoa sen: Tùng hạc diên niên, hoa sen, đầm sen kim sắc, thủy sắc hòa tường