Tranh đá quý- Xuân Hạ Thu Đông – TD134
Tên sản phẩm: | Tranh đá quý- Xuân Hạ Thu Đông – TD134 |
Danh mục: | Tranh bộ tứ quý, Tranh đá quý |
Giá: |
6,000,000 đ |
Mã sản phẩm: | TD134 |
Kích thước: | 47*107 x 4 bức cm |
Trạng thái: | Còn hàng |
Thông tin chi tiết
Tranh đá quý -Tùng Cúc Trúc Mai, bốn mùa bình an
Chất liệu tranh được chế tác từ 100% đá quý. Màu sắc tự nhiên bền vĩnh viễn không bạc màu, khung tranh màu vân gỗ , nhựa composite cao cấp , không cong vênh , mối mọt mặt tranh được lồng kính hoặc mika trong.
– Trắng: Canxit.
– Đen: Tourmaline, Thiên Thạch .
– Tím: Thạch anh tím .
– Đỏ, hồng: Ruby, Garnet .
– Vàng, vàng rơm: Thạch anh vàng, Opal vàng.
– Xanh đậm, xanh xám, xanh đen: Saphire xanh đen.
– Xanh lá cây, xanh lông công: Opal xanh, đá Khổng Tước.
– Xanh lơ, xanh nước, xanh bầu trời: Sapphire xanh lơ, Opal xanh lơ.
– Các màu sắc khác: Phối các màu bằng các công thức đặc trưng hoặc tùy biến.
Ca ngợi những Thanh niên xung phong đi mở đường – Trọng Bằng
Ý NGHĨA TRANH TỨ QUÝ
Tranh Tứ quý thuộc loại tranh bốn bức vẽ cảnh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa mong cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.
Mỗi bức tranh là một loài cây, loài hoa tương ứng đại diện cho một mùa trong năm. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: cây trúc, hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…
Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.
Dịch nghĩa:
Mùa xuân, hoa mai phô nhụy trong trắng,
Mùa hạ, hoa hồng khoe sắc thắm tươi,
Mùa thu, hoa cúc tỏa hương thơm ngát,
Mùa đông, ngàn cành tùng tuyết phủ như ngọc.
Dịch thơ:
Trời xuân mai trắng khoe thanh bạch
Rực thắm hồng hoa giục hạ sang
Ngạo nghễ tình thu hương ngan ngát
Đông về ngàn tuyết ngọc ôm cànhTứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác kế cận. Cho tới nay, tứ quý trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng trong văn hoá truyền thống.
Còn một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên biểu tượng trang trí của tranh tứ quý đó là quan niệm về bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ hai là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…
Xem tất cả các sản phẩm Tranh bộ tứ quý
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong bộ bài, bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý không chỉ để trang trí trong nhà hay để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn, sung túc cho gia đình. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số…
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
- Giao hàng tận nhà.
- Miễn phí vận chuyển các quận huyện trong thành phố Hà Nội, Tp. HCM và Bắc Ninh.
- Quý khách hàng ở xa xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.