Thông tin chi tiết

Thiếu nữ têm trầu- Tranh sơn dầu -S045

Chất liệu tranh sơn dầu vẽ tay trên vải toan ( vải bố ) chuyên dụng

Khung tranh màu vân gỗ Composits cao cấp không cong vênh mối mọt, không bạc màu bền đẹp cùng thời gian.

Quan họ Liền anh Liền chị  gọi là Anh hai, chị Hai hay Anh Ba chị Ba

   Làng yên xá, Kinh bắc, bắc Ninh nay là 3 khu phố Thụ ninh, Yên mẫn, Thị Chung nơi sinh ra các Liền anh và liền chị là những lối nói mang tính biệt ngữ trong sinh hoạt dân ca Quan họ, dùng để chỉ hoặc gọi từng thành viên nam hoặc nữ của một bọn Quan họ. Về ngữ pháp thì, cứ theo cách sử dụng phổ biến và quen thuộc, cũng như theo cảm thức tự nhiên của người Việt, ta có thể khẳng định rằng liền anh,liền chị là những ngữ danh từ, nghĩa là những cấu trúc do danh từ làm trung tâm. Trong liền anh và liền chị thì liền là trung tâm. Vậy liền là danh từ.Từ điển tiếng Việt không có ghi nhận danh từ liền, chỉ ghi nhận chữ liền với tính cách là tính từ, phụ từ (phó từ) và kết từ (liên từ) . Lý do là , đối với tiếng Việt toàn dân hiện đại, thì liền là một từ cổ, nghĩa là một từ đã “chết” (nên nhiều người thậm chí còn không biết rằng nó có tồn tại). Nó chỉ còn “sống” ở một vài địa phương mà ngay ở những địa phương này thì nó cũng chỉ còn được sử dụng trong một phạm vi hẹp.

Về ngữ âm thì liền là âm Hán Việt xưa của chữ 聯(trongnhiều trường hợp còn có thể chuyển dụng với chữ 連),mà âm Hán Việt hiện đại là liên. Nói một cách khác, liên là một biến thể ngữ âm hậu kỳ của liền. Tiếng Hán Việt có phụ âm đầu l–  biến thể có thanh điệu 2 (dấu huyền) xưa hơn biến thể có thanh điệu 1 (không dấu) :

Trong lời bài đồng dao của trò chơi “Thả đỉa ba ba” thì liền ôngliền bà cũng thế chỗ cho “đàn ông”, “đàn bà”:

Thả đỉa ba ba,

Chớ bắt liền bà

Phải tội liền ông

Cơm trắng như bông (…)

 

Trong  Nam bộ, người con trưởng trong gia đình được gọi là “anh hai / chị hai” mà không gọi là “anh cả / chị cả” như theo cách nói của người gốc miền Bắc. Tại sao lại như vậy? Từ giữa thế kỷ thứ XVI, bà con họ hàng và cư dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung được lệnh của chúa Nguyễn Hoàng ( và các chúa Nguyễn) vào Nam khai hoang lập nghiệp phải xưng hô như vậy. Người con trưởng Nguyễn Uông của Nguyễn Kim là anh ruột của Chúa Nguyễn Hoàng bị Trịnh Kiểm( anh em rể) vu oan do tranh giành quyền lực giết chết .Nguyễn Hoàng  là con thứ được tha tội chết bị đi đày cùng gia quyến trấn thủ ở vùng Quảng nam . Họ luôn nhớ về quê hương, xứ sở, nhớ về gia đình họ hành thân tộc  vẫn còn đang sinh sống ở vùng ngoài… Chính vì vậy,  không xưng mình là Anh Cả, Chị Cả để tỏ lòng tôn kính với người anh cả nguyễn Uông  và vợ của Chúa Trịnh Kiểm ( chị em ruột với chúa Nguyễn Hoàng – người đã xin tha mạng cho Nguyễn Hoàng) mà chỉ xưng là Hai, rồi kế tiếp là Ba,.. về sau dù không biết lý do người dân Lâu dần, thành thói quen, khi sinh con đẻ cái và gọi đứa con lớn trong gia đình là bé Hai, thằng Hai chứ không gọi là thằng Cả, con Cả như ở ngoài Bắc. Dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Sau khi lên ngôi năm 1802, Nguyễn Ánh ban ra“tứ bất lập” (bốn điều không) : không đặt ngôi hoàng hậu và đông cung thái tử, không tể tướng, không trạng nguyên và không phong vương cho người ngoài họ. Trong những điều không ấy, sở dĩ Nguyễn Ánh không phong hoàng hậu và đông cung là vì ông muốn dành trọn vẹn hai vị trí đó cho hai người mà ông yêu thương nhất, người vợ cả Tống Thị Lan và con trai cả Nguyễn Phúc Cảnh. Ngược dòng lịch sử, ta biết bà Tống Thị Lan là người vợ đã một lòng một dạ, cùng chia sẻ và đồng cam cộng khổ cùng Nguyễn Ánh khi ông thất thế, lúc còn phải trốn chạy nhà Tây Sơn. Còn Nguyễn Phúc Cảnh, khi mới 4 tuổi đã phải theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện giúp cha. Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó không khác gì vật “thí thân”, ra đi mà chẳng biết có ngày trở về hay không. Về sau, hoàng tử Cảnh cũng đoản mệnh, mất vì bệnh đậu mùa. Nguyễn Ánh là người trọng tình, trọng nghĩa, ông muốn dành vị trí cao nhất cho hai người mà ông hết mực yêu thương này. Vì thế về sau, với ông không có gì là “thứ nhất” cả, dù có toàn vẹn thế nào thì cũng chỉ là “thứ hai” mà thôi, và ông muốn thực hiện điều ấy bằng những chính sách của mình.

Dòng họ Nguyễn Tôn chúng ta là “Tông thất” với Tổ nội “Nguyễn Kim” nên không gọi “ Anh cả ,chị cả” mà gọi là con trưởng. Đối với những người trong họ khi hát thì giới thiệu họ là “Anh Hai, Chị Hai hay Anh Ba, Chị Ba”. Cách gọi này có trước khi gọi hát Đúm, hát hội là hát “Quan họ” chính vì vậy cho đến nay chỉ có vùng Kinh Bắc ở Miền bắc Việt Nam gọi những người hát dân ca Quan họ như vậy.

Năm 1803 – 1805 Vua Gia long thân chinh thị sát miền bắc , khi tới thành Bắc ninh được quan trấn thủ thành “ Kinh bắc” tổ chức tiếp kiến. Các nghệ nhân dân ca Quan họ hát suốt đêm, có lúc vua ngự lãm , có lúc chỉ có các quan viên tùy tùng. Hôm sau nhà vua có hỏi quan hậu thần “Họ” là những ai mà hát hay như vậy ?, quan hậu thần trả lời “Họ” là những người họ nhà “Ta” có họ hàng nội tộc “Tông thất” với nhà Nguyễn . Vua Gia long thắc mắc “ binh lính họ Nguyễn ta cũng hay hò hát như vậy , sao có cả Liền chị” . Khi xưa hát dân ca có nhịp điệu sôi động khi hành quân, vui vẻ khi được mùa, tình tứ khi giao duyên, các chị em chủ yếu hát ru, hát ví.. quan hậu thần giải thích “Họ” đều là con cháu binh lính cai, đội họ Nguyễn xưa nay sinh sống ở vùng Kinh bắc con gái cũng giỏi giang tham gia trận mạc bằng việc quản lý, vận chuyển lương thảo. Vua gia long lại hỏi tại sao gọi họ là Liền anh, liền chị ?, quan hậu thần trả lời gọi như vậy có ý tôn trọng và có nghĩa như gọi anh cả, chị cả trong nhà. Vua gia long có vẻ phật ý mà chỉ chiếu rằng : chỉ được gọi là Anh hai ,Chị hai . Từ đó về sau khi hát dân ca Quan họ nơi quan trường , lễ, hội thì gọi là Anh hai ,Chị hai. Khi hát ở Đình làng nhiều nơi vẫn gọi là Liền anh, Liền chị theo truyền thống địa phương.

Qua sự tích các đời con cháu họ Nguyễn Tôn vùng Kinh bắc Vua gia lonh rất ngưỡng mộ và cảm phục qua bao gian nan vất vả, nguy hiểm từ khi loạn lạc đến nay vẫn giữ được cội nguồn tổ tiên của mình. Ông chiếu chỉ chia đất cho tất cả con cháu họ Nguyễn Tôn làng Yên xá ở ba khu ruộng Thị Chung, Yên Mẫn, Thụ Ninh. Về văn hóa sau khi ông hiểu từ “Quan họ” ông rất tâm đắc  hạ chỉ cho các quan tôn vinh dân ca Quan họ giao lưu học hỏi để phục vụ triều đình, cũng vì vậy trong lời Quan họ có cả “Nhã nhạc” , hát ví Dặm..