Thông tin chi tiết

– Chất liệu in mực dầu cao cấp, độ bền màu trên 50 năm.
hình ảnh được phủ lụa chống trầy và bụi + formex.
-Tấm formex có trọng lượng nhẹ, không thấm nước, không độc hại
-Tấm formex có tính dẫn nhiệt thấp, cách nhiệt tốt, cách âm tốt
-Tấm formex có thể chống lại sự ăn của mòn hóa học, chịu được tác động của thời tiết.
-Tấm formex có độ dai bền, chịu được tác động mạnh.

– Lồng khung combosit cao cấp
– Giao hàng tận nhà miển phí Toàn Quốc 

– thanh toán khi nhận hàng.

*Đặt sản phẩm từ 3 đến 5 ngày

Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ

Anh chị em thân mến,

Năm Phụng Vụ của Giáo Hội kết thúc với lễ Chúa Kitô Vua. Lễ Chúa Kitô Vua do Đức Giáo Hoàng Piô XI thiết lập vào ngày 11/12/1925 khi mừng năm thánh 1925. Mục đích của việc thiết lập lễ này là để nhắc nhở mọi người tôn thờ Chúa Giêsu Kitô, bởi vì đầu thế kỷ 20 người ta quay lưng lại với Thiên Chúa và đường lối của Ngài.

Lễ Chúa Kitô Vua hướng lòng chúng ta về ngày tận thế. Đây là ngày Chúa hoàn tất chương trình cứu độ của Ngài và đem lịch sử thế giới đến chỗ hoàn thành. Chắc chắn ngày đó sẽ có phán xét và mục đích của phán xét là đem lại ơn cứu độ cho những người tin theo Chúa.

Chúa là tình yêu, nên Ngài luôn mong muốn và tìm mọi cách để ban ơn cứu độ cho con cái của Ngài. Cứu độ tức là đem người ta ra khỏi một tình trạng đen tối, đau khổ, nguy hiểm, hay bất hạnh. Ơn cứu độ của Chúa là việc đem con người ra khỏi tình trạng tội lỗi để sống hạnh phúc với Chúa và với nhau.

Không phải chỉ khi nào chúng ta từ trần hay đến ngày tận thế mới có ơn cứu độ.Thực ra, ơn cứu độ vẫn diễn tiến hằng ngày trong cuộc đời chúng ta. Khi chúng ta ăn ở ngay lành, lắng nghe lời Chúa, và thực hành lời Chúa thì chúng ta đang hưởng ơn cứu độ, vì căn bản của ơn cứu độ là sống mật thiết với Chúa, trong Chúa và cho Chúa.

Ngược lại khi chúng ta chiều theo cám dỗ, tính ích kỷ, lười biếng, kiêu căng, cố chấp, hận thù, hay ghen ghét… là chúng ta tách lìa khỏi đường lối Chúa. Chúng ta rơi vào tình trạng tội lỗi và cần phải được cứu độ, tức là cần được tha thứ để giao hòa với Chúa. Vì thế, Bí Tích Giải Tội luôn là phương tiện cần thiết để chúng ta được cứu độ. Bí Tích Giải Tội vừa tha tội vừa là dấu chỉ của sự tha thứ. Bí Tích Giải Tội là cửa ngõ cho chúng ta được đón nhận vào tương quan mật thiết với Chúa. Tương quan này được thực hiện cụ thể trong Bí Tích Thánh Thể khi chúng ta được liên kết sâu xa với Chúa qua việc rước lễ.

Vì Thiên Chúa luôn yêu thương và mong muốn cứu độ chúng ta, nên cuộc phán xét trong ngày tận thế có mục đích là hoàn thành ơn cứu độ cho những kẻ tin và sống theo đường lối Chúa, tức là sống yêu thương. Bài Tin Mừng hôm nay dùng những hình ảnh trong phạm vi chăn nuôi để diễn tả việc phán xét người lành kẻ dữ. Hình ảnh chiên và dê rất cụ thể. Chiên thì hiền lành, lại có giá trị hơn dê, vì ngoài việc cung cấp thịt, lông chiên còn được dùng để dệt len, dệt vải. Ngược lại dê thường phá phách và không có giá trị bằng chiên. Chiên đại diện cho người lành, dê đại diện cho kẻ dữ. Những người lành là những người sống theo tinh thần yêu thương của Chúa. Còn kẻ dữ thì không. Theo sự công bình, Nước Trời là Nước của Tình Yêu, nên chỉ những người sống yêu thương mới có thể vào. Còn những người chọn con đường không yêu thương thì không thể vào vì không thích hợp.

Khi đọc Tin Mừng, chúng ta cảm thấy mủi lòng thương xót đến những người bị án phạt và tự hỏi: Tại sao Chúa nhân từ mà lại xua đuổi họ như thế? Thực ra, Chúa không những nhân từ nhưng còn công bình. Chúa nhân từ, nên trong cuộc đời trần thế, Chúa dùng biết bao nhiêu cách thế và hoàn cảnh để cứu vớt người tội lỗi. Tuy nhiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người. Mỗi cá nhân đều có tự do để theo Chúa hay từ chối Chúa. Khi lựa chọn, người ta phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đó là bản chất của tự do nơi loài người.

Phán xét được mô tả trong Tin Mừng là cuộc phán xét chung và cuối cùng cho nhân loại. Đây là cuộc mặc khải cho chúng ta thấy toàn bộ đời sống của mình, những điều lành điều dữ mình đã làm hay những hoàn cảnh sống mình đã trải qua. Vì chúng ta được tạo dựng có lý trí, tự do và khả năng yêu thương, nên chúng ta cần được hiểu rõ về kết quả của những hành vi mà mình đã làm khi còn sống trên trần thế. Như vậy, phán xét và thưởng phạt mới hợp lý. Chúng ta muốn biết tại sao mình được thưởng, hay tại sao mình bị phạt. Có như thế chúng ta mới chấp nhận kết quả của việc phán xét mà không còn trách móc than phiền. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó. Chúa nêu rõ lý do tại sao người lành được thưởng và kẻ dữ bị phạt. Không ai có thể nói rằng Chúa tàn nhẫn hay bất công.

Phán xét ngày tận thế là cuộc phán xét chung và cuối cùng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, phán xét đã và đang xảy ra rồi. Phán xét xảy ra trong mỗi việc làm của chúng ta. Khi chúng ta làm việc lành,là chúng ta chọn Chúa. Khi chúng ta làm điều dữ, là chúng ta xa Chúa. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy việc phán xét thường ngày chính là một tâm hồn an bình hay một nỗi lòng bất an. Mỗi khi chúng ta làm theo công bình bác ái, chúng ta cảm nếm được an vui hạnh phúc. Đó chính là trải nghiệm sơ khởi của hạnh phúc Thiên Đàng ngay tại trần thế, chuẩn bị cho chúng ta hướng về hạnh phúc vĩnh cửu mai sau.

Khi lắng nghe lời Chúa trong lễ Chúa Kitô Vua, chúng ta được nhắc nhở để chọn Chúa làm Vua đời mình, và quyết tâm sống theo đường lối Ngài. Nên nhớ rằng trong cuộc đời, có những chọn lựa không có tính cách thụ động, tức là chỉ chọn một lần rồi thôi. Thực ra, có những chọn lựa đòi hỏi chúng ta hâm nóng mỗi ngày và quyết tâm sống sự chọn lựa đó. Bởi vì sự chọn lựa đó mang tính chất một lời thề hứa. Chẳng hạn chúng ta chọn sống đời hôn nhân, chọn sống đời linh mục, chọn sống đời tu sĩ… Những lối sống này đều là việc thực hiện lời hứa của bậc sống từ ngày này qua ngày khác. Tương tự như thế, sống đức tin, chọn Chúa làm Vua đời mình là một lời thề hứa phải được thực hiện và hâm nóng từng ngày. Nói cách khác, chúng ta phải chọn Chúa làm Vua của mình mỗi ngày.

Xin cho chúng ta luôn trung thành với Chúa để Nước Chúa hiện diện rõ rệt trong đời sống chúng ta. Nhờ đó, những người chung quanh nhận biết Chúa và chọn Chúa làm Vua của họ. Như thế, danh Chúa được cả sáng và tha nhân được ơn cứu độ.