Thông tin chi tiết

Tranh thủy mặc- Tam cố thảo lư (lần thứ 3 mời gia cát Lượng)
Chất liệu: Mực nước ( mực tàu) vẽ trên giấy xuyến chỉ bồi viền vải gấm.
Khung tranh màu nâu vân gỗ composite chống mối mọt bền đẹp.
Mặt tranh lồng kính hoặc mika.
TAM CỐ THẢO LƯ 三顧草廬 (ba lần tới nhà cỏ).
Cuối đời Hán, giặc Huỳnh Cân (giặc khăn vàng) nổi dậy, thiên hạ đại loạn, Tào Tháo soái lấy triều đình, Tôn Quyền chiếm Đông Ngô, Lưu Bị – tôn thất nhà Hán – nghe theo lời Từ Thứ (người Trường Xá đất Dĩnh thời Tam Quốc, là một mưu sĩ nổi danh) mang lễ vật cùng Quan Vũ, Trương Phi đến Ngọa Long Cương ở Long Trung (nay là thành phố Nam Dương- Hà Nam) thỉnh Gia Cát Lượng ra giúp sức. Lưu Bị cùng hai em đến nơi thì nhằm lúc Gia Cát Lượng đi chơi nên Lưu Bị chỉ còn cách mang thất vọng trở về.
Không lâu, Lưu Bị lại cùng Quan Vũ, Trương Phi đội gió tuyết mà đến thỉnh nữa. Không ngờ Gia Cát Lượng nhàn du vẫn chưa về. Trương Phi vốn không muốn tới, thấy Gia Cát Lượng không có nhà, bèn giục giã đòi về. Lưu Bị chỉ còn cách để lại một phong thư, tỏ cái ý trọng kính Gia Cát Lượng và muốn mời ông giúp sức cứu vẫn cuộc diện suy vong của nước nhà.
Qua một thời gian sau, Lưu Bị trai giới ba ngày, chuẩn bị đi thỉnh Gia Cát lượng lần nữa. Quan Vũ nói Gia Cát Lượng bất quá là người chỉ có hư danh chứ không có thực tài, cần chi phải khó nhọc đi cầu như vậy. Trương Phi lại chủ trương chỉ mình ông đi kêu thôi, nếu không chịu tới thì lấy dây trói gô lại mà khiêng về. Lưu Bị trách Trương Phi một trận lại cùng hai người đi thỉnh Gia Cát Lượng lần thứ ba. Khi đến thì Gia Cát Lượng đang ngủ, Lưu Bị không dám kinh động ông, đứng bên ngoài chờ cho tới khi Gia Cát Lượng thức dậy, mới vô bàn chuyện với ông.
Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị một lòng vì nước, vả lại còn thành khẩn mời ông ra giúp, bèn đem hết sức lực mình ra giúp Lưu Bị kiến lập nhà Thục Hán.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” nhân chuyện Lưu Bị ba lần đi thỉnh Gia Cát Lượng mà gọi là “ba lần tới nhà cỏ”. Trong “Xuất Sư Biểu” nổi tiếng của Gia Cát Lượng cũng có câu : “Tiên đế không coi thần là thấp hèn, mà tự cúi mình ba lần đến nhà cỏ…” Do đó, người đời sau thấy ai đi mời thỉnh người mà họ kính trong giúp việc, và mời luôn mấy lần, bèn dẫn dụng câu thành ngữ này để chỉ sự khao khát và thành khẩn của người đi mời thỉnh,cũng là phép thử thách sự kiên NHẪN của con người là ý không thẹn cúi mình cầu người tài giỏi.