Thông tin chi tiết

CHẤT LIỆU TRANH VẼ MỰC NƯỚC TRÊN GIẤY XUYẾN, BỒI VIỀN TRANH BẰNG VẢI GẤM,CHẤT LIỆU KHUNG TRANH MÀU VÂN GỖ CỔ ĐIỂN SANG TRỌNG KHÔNG CONG VÊNH MỐI MỌT BỀN ĐẸP VỚI THỜI GIAN.
DÒNG TRANH TAO NHÃ VÀ THANH TỊNH SANG TRỌNG CHO KHÔNG GIAN NGÔI NHÀ BẠN.
TRANH ĐÃ ĐƯỢC LỒNG KHUNG,KÍNH TRẮNG NHƯ HÌNH ẢNH MẪU.
Tranh treo phong thủy phù hợp cho mệnh Thủy, mệnh kim, mệnh Thổ và mệnh Mộc

Tranh thủy mặc giấy dó vẽ mực nước
Tranh sơn thủy vẽ trên giấy dó
Hai trường phái vẽ tranh Thủy Mặc Trung Quốc
Tranh Thủy Mặc, từ ngàn năm nay đã được coi là quốc họa của Trung Quốc – Thủy Mặc (là nước hòa với mực), chất liệu chính của các tác phẩm hội họa cổ đại. Được vẽ bằng bút lông, dùng thuốc nước hoặc mực nho trên giấy xuyến chỉ (loại giấy làm thủ công nhưng rất cao cấp, trắng, mịn, chứ không phải hơi vàng ngà và sần như giấy dó của tranh Đông Hồ), họa sĩ (HS) vẽ thủy mặc phải hơn cả một võ sư: tích đủ nội công lại đầy cảm xúc, ý tưởng rồi mới hạ bút, vì đặc điểm của giấy xuyến chỉ là rất thấm mực, bút vẽ nét nào ăn nét ấy, không thể sửa chữa. Sắc màu của mực đậm hay nhạt tùy vào nét bút đưa đường nét và tạo hình thế nào, tạo ra thay đổi bất ngờ. Cây bút lông và nghiên mực nho có sức biểu hiện to lớn, đưa người xem vào góc độ thẩm mỹ tao nhã. Vì vậy mà hai chữ bút mực không chỉ là những công cụ và phương tiện trong thư pháp và hội họa mà cũng chính là từ gọi thay cho nghệ thuật thư pháp hội họa.
Thể theo lối vẽ và phong cách hội họa, chia tranh TQ làm 2 dạng: tranh màu tả thực và tranh thủy mặc ngụ ý với những nét chấm phá truyền thần.
Tranh tả thực (Tề tất họa), tức lối vẽ hết sức chi tiết sát với cảnh thực, ở VN gọi là công bút. Bút pháp này tế nhị gọn ghẽ với những đường nét giàu sức thể hiện, phác họa nên giàn khung của cảnh vật, trong quá trình này HS hết sức chú trọng từng bộ phận chi tiết của cảnh vật sau đó tiến hành tô màu. Phẩm màu tươi đậm dùng cho lối hội họa này phần nhiều là các loại chất khoáng vì thế mà qua nhiều năm bảo tồn, màu sắc vẫn tươi rói. Loại tranh này đẹp mắt, hào hoa, có giá trị trang trí, bề thế, nên trong lịch sử TQ, nhiều HS cung đình đều áp dụng lối vẽ này để thể hiện sự quý phái của triều đình.
Tranh thủy mặc ngụ ý (Thô tất họa), đường nét giản đơn, phác họa nên chất liệu và ngụ ý của cảnh vật. Thường vẽ phong cách này là HS Tề Bạch Thạch (thế kỷ 19), vẽ tôm, cá, cực siêu, sống động và HS Từ Bi Hồng (thế kỷ 20) với những bức vẽ về ngựa trình độ bậc thầy “thiên hạ vô địch”. Cả hai ông đều có bảo tàng cá nhân ở Thủ đô Bắc Kinh.
Họa phái này không nhấn mạnh cảnh vật trong tranh có sát đúng với đối tượng được miêu tả hay không, mà áp dụng rộng rãi các thủ pháp: khái quát, khuếch đại, vận dụng suy tưởng với mức độ lớn nhất, gửi gắm tình cảm, cá tính của mình vào đối tượng được phác họa. Tác phẩm dạng này mang tính tức cảnh, tùy hứng, nhấn mạnh hiệu quả bất ngờ, ngẫu hợp, vì thế nhiều tác phẩm này không dễ sao lại. Tranh truyền thống gắn với thơ từ, lời đề, chữ khắc cổ – hình thức thể hiện tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật: thơ, thủ pháp tranh họa, in ấn, cơ bản chỉ sử dụng mực đen hay màu thanh nhạt. Phong cách thanh tao, nhã nhặn, chủ đề của những hình thức hội họa này là non nước, hoa cỏ, chim muông không chỉ theo đuổi sự tinh tế, chuẩn xác của đối tượng được miêu tả mà thường hay “phóng bút” đi theo cảm giác, nhấn mạnh cái chất liệu tinh thần của vật và cảnh. Đối ứng với tranh thủy mặc là loại tranh lên màu tả thực. Dạng này thường áp dụng đường nét phác họa một cách chuẩn xác đối với cảnh vật, hay đi sâu vào miêu tả một cách chi tiết, sau đó sử dụng màu sắc diêm dúa, nồng đậm để tăng ấn tượng… Phong cách dạng tranh này tinh tế, chuẩn xác, toát lên ý vị quý phái, bề thế, được các HS phái cung đình tôn sùng.