Thông tin chi tiết

CHẤT LIỆU TRANH MỰC NƯỚC GIẤY XUYẾN VIỀN BO BẰNG VẢI GẤM,CHẤT LIỆU KHUNG TRANH MÀU VÂN GỖ CỔ ĐIỂN SANG TRỌNG KHÔNG CONG VÊNH MỐI MỌT BỀN ĐẸP VỚI THỜI GIAN.
DÒNG TRANH TAO NHÃ VÀ THANH TỊNH SANG TRỌNG CHO KHÔNG GIAN NGÔI NHÀ BẠN.
TRANH ĐÃ ĐƯỢC LỒNG KHUNG,KÍNH TRẮNG NHƯ HÌNH ẢNH MẪU.
-tranh thủy mặc giấy dó vẽ mực nước
-tranh sơn thủy vẽ trên giấy dó
Trong bài “Bàn luận về 2 chữ Nhẫn Nhiêu”, thiếm Trần-Đăng Độ có nhắc đến bình phong có hoạ búc tranh “Ngũ Hổ”, trên đó Ông Nội có viết “Ngũ Hổ Độ Bắc Hà” bằng chữ Nho. Con cháu không hiểu ý Ông Nội muốn nhắn nhủ gì. Rất tiếc, hồi đó tôi còn quá nhỏ để thấy, nên không biết về bức hoạ này để có thể hỏi Cha Chú tôi khi còn sanh tiền về ý nghĩa của các chữ này trong bức tranh Ngủ Hổ. Cũng rất tiếc bức tranh đó không còn lưu giữ để thấy hình vẻ và chữ viết của Ông Nội. Ông Nội vốn là một nhà nho uyên thâm, làm thơ, câu đối, v.v. treo trong nhà, thường để giáo huấn con cháu. Bức tranh Ngũ Hổ trên bình phong đánh vào mắt của bất cứ ai khi bước vào nhà, chắc hẳn cùng có mục đích như các câu đối trên vách của Ông? Nay tôi thử tìm ý nghĩa của bức hoạ với 5 chữ “Ngũ Hổ Độ Bắc Hà” của Ông. Bởi vì tôi không rành Hán tự, cũng như không biết nhiều về điển tích Hán ngày xưa, nếu tôi diển dịch có gì sai quấy, xin lượng thứ và mong được chỉ dẩn am tường.

Trong văn minh Á Đông, 4 con thú linh thiêng – gọi Tứ Linh – gồm “Long, Lân, Quy, Phụng”. Bốn tứ linh này kết hợp với 4 thú khác thành cặp đôi là Ngư (cá, Long đi cặp với Ngư), Bức (con dơi, đi với Lân), Hạc (hình hạc đứng trên rùa), Hổ (đi chung với Phụng), tạo thành Bát Vật (8 con vật). Mỗi linh thú đều gắn liền với ý nghĩa biểu trưng riêng.

Trong dân gian, Hổ là vị chúa tể cai quản vùng rừng núi. Hổ tượng trưng cho sức khoẻ, lanh lẹ, thông minh, dủng cảm, anh hùng – Hổ phụ sanh hổ tử. Trong tín nguỡng dân gian, hình tuợng Hổ là biểu tuợng cho sức mạnh thiêng liêng, có thể trừ diệt ma tà, trấn giữ các phuơng, là thần linh canh cửa ở các ngôi đền, đình, miếu.

Ngày xưa, cọp được vẽ một con, hai con hoăc 5 con. Hình vẽ một con Cọp treo làm bùa gọi là” Hắc hổ trấn phù” (bùa cọp đen) như phong tục Việt nam ngày xưa thường làm để cho con nít dễ nuôi, khỏi bị ma quỉ bắt.

Trong nhà hắc hổ trấn phù
Sinh con sinh cái nuôi cho dễ dàng
( Trinh Thử)
Hình một con cọp dữ dằn, nhe nanh, trợn mắt, thường thấy trước đền, phủ, đình, lăng, miếu…cũng có mục đích canh gác, trừ ma, yếm quỷ cho khu vực.

Hình 2 con cọp ôm quả châu – “Lưởng hổ tranh châu” – ám chỉ hai tướng tranh hùng. Trong tranh cổ, có tính cách nghệ thuật hơn, vẽ 5 con cọp – tranh Ngủ Hổ, mà dân gian mộc mạc gọi tranh “Ngũ Dinh Quan Lớn”, với ý nghĩa đơn thuần trong dân gian là hổ biểu trưng cho sức mạnh, trấn trị khắp năm phương, tà ma không còn lối thoát

Vì vậy, tuỳ theo trình độ của người mua tranh, người xưa vẽ tranh Ngũ Hổ theo nhiều cách: 4 con cọp ở 4 góc, 1 con ở giữa; hoặc 5 con cọp có 5 màu sắc khác nhau, Hoàng hổ (vàng) trấn ở trung tâm (địa khu), Hắc hổ (đen) trấn ở phương Bắc (Thuỷ khu), Bạch hổ (trắng) trấn phương Tây (Kim khu), Xích hổ (đỏ) trấn phương Nam (Hoả khu), Thanh hổ (xanh) trấn phương Đông (Mộc khu), liên quan đến Ngũ Hành (五行 ), tức vật chất cấu tạo vũ trụ trong quan niệm ngày xưa: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Như vậy, tranh Ngũ Hổ không phải đơn thuần là hoạ vẽ cọp vì nghệ thuật mà còn ẩn tiềm triết lý.

Cao hơn một bậc nữa, là bức tranh dân gian Ngũ Hổ Hàng Trống, nổi tiếng từ nhiều thế kỷ. Tranh Hàng Trống thể hiện loại tranh thờ, ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện nhiều ý nghĩa triết lý của hai Đạo này.

Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống (hình trên), được in trên giấy từ khuôn in bằng gổ, với 5 con cọp với 5 màu sắc, và ở 5 phương vị như đã nói trên. Đặc biệt hơn nữa, ở trên cùng là hình tượng Bát Quái trong Hà Đồ (nguồn gốc của Kinh Dịch). Nếu so vị trí này trong Hà Đồ thì là Thuỷ, thuộc ngôi vị của Khảm. Ngoài ra, tranh Ngũ Hổ lại có hình tượng của chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời, chùm sao này ở vị trí Tốn (Gió/ Mộc) nằm ở độ số 8 Âm Mộc/ Đông Bắc của Hà Đồ.

Ông nội uyên thâm hán học, tài giỏi y thuật, và lý số trong Kinh Dịch. Trước khi lâm chung, Ông Nội tự tìm mộ huyệt cho Ông ở Gò Đình, đã chỉ và giải thích cho Cha và Chú Mười là ngôi mộ phải hướng đến khối đá to lớn nhất trên đỉnh hòn Ngang ở phương Bắc, và nói rằng sau này con cháu sẽ phát lắm, mặc dầu nước của Bầu không được trong và chảy. Cha tôi sau này cũng là một nhà lý số tài giỏi, nhưng chỉ giúp cho con cháu trong dòng họ mà thôi.

Ông Nội thuê người vẽ tranh Ngũ Hổ theo ý của Ông, và sau đó Ông viết 5 chữ “Ngũ Hổ Độ Bắc Hà”. Như vậy Ông Nội muốn nói gì trong bức tranh này?

Ngũ (五 ): số 5 (Five), như Ngũ Hành (五行 )
Hổ ( 戸 ): con cọp (tiger)
Chữ 土 có hai nghĩa; (i) đất (soil, land) nếu phát âm là Thổ; và (ii) ở kinh Phật, 土 phát âm là “Độ”, có nghĩa là nơi chốn như Tịnh Độ ( 淨土 ), là nơi Tây Phương Cực Lạc của Phật giáo.
Bắc (北 ): hướng Bắc (North)
Hà (河 ) : sông (river). Trong Kinh Dịch, Hà ám chỉ sông Hoàng Hà bên Tàu, chẳng hạn “Long Mả Phụ Hà Đồ” (龍馬負河圖 ) là con long mã (ngựa) có mang trên lưng một bức đồ xuất hiện ở sông Hoàng Hà.
Là một nhà hán học uyên thâm, dĩ nhiên Ông biết ý nghĩa của tranh Ngũ Hổ. Có lẽ Ông muốn có tranh này trong nhà, nhưng tranh bán ngoài dân giả là tranh in trên giấy từ khuôn in bằng gổ, không thẩm mỷ, dành cho người nghèo. Vì là người giàu có, để có một bức tranh Ngũ Hổ tuyệt đẹp, có ý nghĩa theo chiều hương của Ông, nên Ông thuê hoạ sỉ vẽ theo ý Ông, rồi Ông chú thích thêm ý nghĩa vắn tắt bằng 5 chữ.

Theo tôi, chữ Độ (土 ) phát âm theo kinh Phật, nên có nghĩa là nơi chốn, vị trí; và Bắc Hà là vị trí Bắc (北 ) của Hà Đồ (河圖 ), tức vị trí cung Khảm trong Bát Quái. Theo Kinh Dịch (của Nguyễn Hiến Lê), quẻ Thuần Khảm, trên và dưới đều là khảm (nước). Trong hình quẻ Khảm, một hào dương bị hảm ở giữa 2 hào âm, cho nên bị hiểm (hiểm nguy). Vị trí Khảm là Thuỷ (nước). Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối. Theo ý nghĩa, hào dương ở chính giữa 2 hào âm. Dương là thành tín, vì vậy Khảm, mặc dầu là quẻ xấu, nhưng nếu có đức tin, chí thành (hữu phu) ở trong lòng, mà được hanh thông. Gặp thời hiểm, có lòng chí thành thì không bị tai nạn, hành động thì được trọng mà còn có công nữa (Kinh Dịch, Nguyễn Hiến Lê, trang 304). Theo Toán truyện, nước chảy hoài không ứ động (lưu nhi bất doanh) chổ hiểm trở nào cũng tới, nên Khảm là đức tin. Đại Tương truyện khuyên nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh và tu tỉnh (Kinh Dịch, Nguyễn Hiến Lê).

Đó là ý nghĩa chính của Ngũ Hổ là Tu Thân, trao dồi đức hạnh. Ngoài ý nghĩa chánh đó, Ông Nội còn nhắn nhủ gì nữa không? Ông Nội viết “Độ Bắc Hà” còn có thể ám chỉ chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời, bởi vì tranh Ngũ Hổ cũng tượng trưng 5 vì sao này. Theo thiên văn, chùm sao này ở vị trí Tốn (Gió/ Mộc) nằm ở độ số 8 Âm Mộc/ Đông Bắc của Hà Đồ, tức vị trí của 3 quẻ: Quẻ Sơn địa bác, quẻ Địa lôi phục, và quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, lần lượt ở số 23, 24, và 25 của 64 quẻ trong Kinh Dịch (Kinh Dịch, Nguyễn Hiến Lê).

Quẻ Sơn Địa Bác (số 23) gồm trên là Cấn (núi) dưới là Khôn (đất). Trong quẻ này, thì âm thịnh dương suy (vì có 5 hào âm, chỉ 1 hào dương). Quẻ này nói đây là thời tiểu nhân đắc chí hoành hành, quân tử phải Nhẫn, chờ thời, không nên hành động. Chờ thời, vì theo luật tuần hoàn của trời đất, âm thịnh cực rồi phải suy, và dương suy cực rồi sẽ thịnh. Lão tử khuyên “đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhựợc chuyết” (phải tạm giấu cái khôn, cái khéo, cái dủng của mình để được yên thân, đợi chờ cơ hội). Quẻ này dạy cách xử thế.

Quẻ Địa Lôi Phục (số 24) gồm trên là Khôn (đất), dưới là Chấn (sấm), ngược với quẻ trên. Theo quẻ này, đạo tiểu nhân thịnh cực thì phải tiêu, đạo quân tử suy cực thì phục lại thịnh lần. Nét chung của quẻ này là tu thân: biết sửa tật hư để về đường chính, phải phục thiện, phải ở gần người tốt để bắt chước làm điều nhân nghĩa.

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng (số 25) gồm trên là Càn (trời), dưới là Chấn (sấm): Đã có chính đạo rồi, tiếp tục tu thân, đừng làm chuyện càn bậy. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, đừng hành động.

Tóm lại 3 quẻ này khuyên phải tu thân theo đường chính đạo và biết cách xử thế ở đời.

Phải chăng, Ông Nội muốn nhắn nhủ với con cháu như vậy?

Trần-Đăng Hồng

Bàn thêm: Ý nghĩa của ngày Đông Chí. Theo sách xưa, tới ngày Đông Chí (22/12 Dương Lịch, ngày ngắn nhất, đêm dài nhất trong năm) tức là ngày âm cực thịnh (đêm dài nhất) nhưng dương cũng bắt đầu phục, vua ra lệnh đóng cửa ải, không cho một ai qua lại, và nhà vua cũng không đi kinh lý, có ý là phải yên lặng để nuôi cái khí duơng mới sinh (phục).