Thông tin chi tiết

S228-01

S228-02

S228-03

S228-04

S228-05

S228-06

S228-07

S228-08

S228-9

(9 mẫu) tranh sơn dầu- Làng quê Việt Nam -S228
Chất liệu tranh sơn dầu vẽ tay trên vải toan ( vải bố ) chuyên dụng
Khung tranh màu vân gỗ Composits cao cấp không cong vênh mối mọt, không bạc màu bền đẹp cùng thời gian.

-KHUNG TRANH CÓ THỂ THAY ĐỔI MẪU CHO PHÙ HỢP TRANH

ý nghĩa chung về làng quê việt nam

Từ bao đời nay,mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống.Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là “cây đa, cây đề”, biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.

Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.

Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò 
Cây đa bến cũ con đò khác đưa. 
Cây đa cũ, bến đò xưa 
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ

       Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ.

Không tiền ngồi gốc cây đa
Có tiền thì hãy lân la vào hàng

      Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái: