Thông tin chi tiết

CHẤT LIỆU ĐÁ LÀM TRANH
Tác phẩm được chế tác từ 100% đá quý. Màu sắc tự nhiên vĩnh viễn không thay đổi. Có thể chùi rửa bằng thuốc tẩy.
– Trắng: Canxit.
– Đen: Tourmaline, Thiên Thạch .
– Tím: Thạch anh tím .
– Đỏ, hồng: Ruby, Garnet .
– Vàng, vàng rơm: Thạch anh vàng, Opal vàng.
– Xanh đậm, xanh xám, xanh đen: Saphire xanh đen.
– Xanh lá cây, xanh lông công: Opal xanh, đá Khổng Tước.
– Xanh lơ, xanh nước, xanh bầu trời: Sapphire xanh lơ, Opal xanh lơ.
– Các màu sắc khác: Phối các màu bằng các công thức đặc trưng hoặc tùy biến.
Ca ngợi những Thanh niên xung phong đi mở đường – Trọng Bằng

4.818 21/06/2012 9:41

Anh ở bên này
Trường Sơn nắng lửa
Em ở bên kia
Muỗi vắt mưa rừng
Suối khe cạn
Kiếm từng giọt nước

Xe anh đi
Bom Mỹ cản đường
Em lấp hố bom
Tải thương, tải đạn
Nhớ em nhiều
Anh gửi cả vào thơ

Từ thị trấn Đồng Lê (Tuyên Hóa, Quảng Bình) chúng tôi về Đức Hóa để tìm gặp lại người còn sống duy nhất của tiểu đội cảm tử thuộc Đội 75, C759 Thanh niên xung phong (TNXP) Quảng Bình. Đường đến nhà chị chỉ chừng 20 cây số mà tưởng như dài đến vô tận, sắp được tận mắt thấy, nói chuyện với con người “dám” thách thức và chiến thắng cả tử thần hàng chục lần khiến chúng tôi đều cảm thấy phấn khích. Chị là Nguyễn Thị Sâm, cô em út của tiểu đội cảm tử, người sống sót duy nhất của tiểu đội trong cái đêm mồng ba tháng bảy năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu oanh liệt ấy.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ chống chếnh cả hơi người, chị Sâm cười như mắc lỗi: “Nhà còn có mình tôi, lũ nhỏ mấy lần định đón vào sống cùng chúng ở tỉnh gì trong miền Nam đó nhưng tui không đi. Đành lòng đi sao được hả các con, mảnh đất này, con người này và cả máu xương đồng đội ngã xuống nơi đây níu cô ở lại”.

Chợt giật mình, phải rồi, thế mà đã 45 năm kể từ cái ngày tang tóc ấy, người thiếu nữ năm đó đã thành bà, một mình sống cùng những ký ức xưa trong sự bao bọc của xóm làng thân thuộc. Tôi kín đáo nhìn chị (xin phép được gọi cô như vậy) đang ngồi lần giở những kỷ vật của mình, những kỷ vật có lẽ được chị ngắm nhìn hàng ngàn lần suốt ngần ấy năm qua. Trên gương mặt chị dường như ánh lên ánh lửa dù cho đôi vai đang rung lên kia vẫn còn gánh nặng những nỗi niềm.

Cô gái mở đường – (Xuân Giao) – Vũ Dậu – Thu Phương (ĐTNVN) – Tốp ca nữ Nhà hát CMNVN

“>http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/co-gai-mo-d…
Trong bọc vải nhỏ kia là chiếc mũ tai bèo đã sờn rách, bộ quần áo TNXP được vá nhiều chỗ, chiếc bi đông móp méo và cuốn sổ nhỏ nham nhở những vệt cháy xém. Chúng ghi dấu một thời khói lửa và oanh liệt của dân tộc hừng hực khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, và một thời con gái của riêng chị.

“Chúng tôi là đồng đội, không, hơn thế, chúng tôi là anh chị em trong một gia đình”, chị Sâm mở đầu câu chuyện như thế. Trong mắt chị, ở ngoài kia và ở tận đâu đó xa xăm, những người anh chị em ấy đang ào về, áo quần lấm lem, mặt sạm đen khói bom, chỉ có ánh mắt là ánh lên niềm thích thú: họ lại vừa thắng mấy thằng giặc trời muốn chặn quân ta chi viện cho tiền tuyến; này nhé, anh Trường hôm nay hạ được năm “em”, chị Thường diệt được hai “chú”, anh Khuyến cõng được bốn “ả”, hai cô em út Sâm và Thường cũng vùi được một “thằng” làm đường cho xe qua…

Mới nghe tưởng là chuyện đùa, không, bom đấy, vũ khí hạng nặng của kẻ thù nhằm hủy diệt con đường 12A huyết mạch nối Đông-Tây Trường Sơn được những đôi tay không của C759 bắt phục vụ lại chính nghĩa. Cứ thế, chúng tôi cắm cúi ghi chép, không dám làm gián đoạn lời kể đầy xúc động của chị. Dường như cả tiểu đội cảm tử, những người không còn nữa của 43 năm trước đang hiện hữu…

(Đội thanh niên xung phong 317 Truông Bồn)

Kia là tiểu đội trưởng Cao Xuân Châu, người lúc nào cũng xông lên trước nhất sau mỗi đợt bom; đó là Trần Trọng Khuyến, với câu nói “dùng bom Mĩ để đảm bảo giao thông đánh lại Mĩ”, luôn tranh phá những quả bom khó đánh nhất; kia chị cả Cao Thị Thường, tiểu đội phó, không những gương mẫu trong cuộc sống mà còn trong chiến đấu, cả hai vợ chồng chị đều hy sinh trong năm 1966 mà chưa có con;

anh chàng đầu húi cua đang nằm khểnh trên cây gỗ đó là Trần Xuân Trường, kiện tướng đánh bộc phá của tiểu đội; còn Đinh Tân Thành, Nguyễn Khắc Hiếu là hai chiếc ra đa sống, trong mỗi đợt đánh phá, hai anh thường xuyên chiếm lĩnh các điểm cao để ghi chép, tính toán phương án phá bom sao cho hiệu quả nhất;

cô út Nguyễn Thị Thường mới 17 tuổi, nhí nhảnh, hồn nhiên như cánh hoa rừng, thế mà không bao giờ chịu nhận phần ưu tiên của các anh chị…Ai cũng tin tưởng vào chiến thắng của dân tộc, mọi người còn hẹn nhau sau ngày chiến thằng sẽ cùng tụ họp thường xuyên. Thế mà…

Tượng đài ngã ba Đồng Lộc

“ Tất cả họ đều đã ngã xuống ở nơi vẫn sống và chiến đấu, cùng một chỗ, cùng một ngày và giờ họ đang yên nghỉ cùng nhau trong Nghĩa trang TNXP của Binh trạm 12, thôn Tân Ấp, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa. Đó cũng là lý do tôi không thể xa được mảnh đất này. Có một điều đến giờ tôi vẫn không hiểu được, là toàn tiểu đội đã được truy điệu sống nhiều lần trước mỗi lần xuất kích đều không sao cả. Chỉ trận bom ấy, đơn vị không kịp làm lễ, rồi… “Giọng chị Sâm nhỏ dần…Dường như chị đang trở về với cái ngày định mệnh cách đây 43 năm ấy…

“Có những cái chết hóa thành bất tử”

Chia tay chị Sâm, chúng tôi lên đường đến Dân Hóa, nơi ngọn đồi chiến tích năm xưa tọa lạc. Con đường 12A bị bom đạn cày xới trong chiến tranh nay được trải nhựa phẳng phiu đến tận cửa khẩu Cha Lo giáp nước bạn Lào. Đồi Cha Quang (hay còn gọi là đồi Ba Bảy, để tưởng nhớ trận đánh đêm 3-7-1966) nằm ngay cạnh đường, thấp hơn trước nhiều và xanh um tùm cây cối. Nghe Hồ My nói, trước kia ở trên đồi cũng có đặt bia tưởng niệm nhưng do thời gian, mưa lũ đã cuốn trôi mất.

Tiểu đội 4, Đại đội 552 TNXP,
có 10 cô gái anh hùng ngã ba Đồng Lộc. )

Đến nay thì dấu tích không còn gì. Nhìn ngọn đồi nằm đó, dưới kia là con suối róc rách chảy, cách đó không xa là Hang Tám cô ghi dấu sự hy sinh của tiểu đội thông tin, tôi chợt thấy nhói lòng. Những người đang sống trong hòa bình hôm nay sẽ thật có lỗi nếu không làm một điều gì để tri ân những người đã ngã xuống nơi đây.

Mang tâm trạng trĩu nặng trở xuôi theo đường Hồ Chí Minh về Đồng Hới, chúng tôi tìm đến trụ sở Hội cựu TNXP tỉnh Quảng Bình.

– “Trận chiến 47 ngày đêm trên cung đường 12A và cái đêm mồng ba tháng bảy năm sáu sáu bi thảm dưới chân đồi Cha Quang ấy xứng đáng làm biểu tượng cho tinh thần quên mình của lực lượng TNXP Quảng Bình”, ông Trần Hùng Sơn, Phó Chủ tịch Hội cựu TNXP tỉnh Quảng Bình khẳng khái nói như thế. Ông Sơn cho biết, trận đánh 47 ngày đêm của giặc Mỹ ở trọng điểm km 18 đến km 21 đường 12A đã được ghi lại trong nhiều tác phẩm sử liệu, báo chí, thậm chí còn được dựng thành phim, kịch từ những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước nhưng sau đó trôi vào quên lãng.
Trọng điểm này khi đó do Đội 75, C759 TNXP Quảng Bình phụ trách và tiểu đội cảm tử là đội xung kích chuyên trách bám sát hiện trường, theo dõi máy bay Mỹ và rà phá bom nổ chậm. Cả tiểu đội cảm tử đều còn rất trẻ và cùng quê huyện Tuyên Hóa. Mỗi lần họ xuất kích là một lần đồng đội tổ chức truy điệu sống. Mỗi lần họ trở về là một lần tử thần từ chối. Hơn thế, mỗi lần họ đi rồi về là con đường huyết mạch lại thông xe, dòng chi viện ra tiền tuyến không vì thế mà ngưng trệ.

Nói thêm về cái đêm bi thảm đó, từ một giờ sáng đến 14 giờ ngày ba tháng bảy năm 1966, máy bay Mỹ đã thay nhau ném bom đánh phá tọa độ lửa trên trục đường 12A. Đoạn ngang đồi Cha Quang là điểm bị đánh phá ác liệt nhất. Dứt trận bom, năm tiểu đội TNXP và một trung đội công binh tổ chức san lấp, giải phóng mặt đường với hàng trăm khối đất đá.

Đến 22 giờ, đường sắp thông thì một trận bom tọa độ trút xuống khu vực công trường. Ngọn đồi Cha Quang rung chuyển và hàng trăm khối đất đá đổ ụp xuống đội hình C759. Quá bất ngờ vì địch thay đổi giờ đánh phá nên toàn đội hình gần như đứng lặng. Gần trăm chiến sĩ C759 bị thương vong, trong đó toàn đội hình tiểu đội cảm tử bị đất đá vùi kín.

Sau phút bàng hoàng, những người không bị thương lao vào đào bới nhằm tìm kiếm đồng đội nhưng chỉ tìm được hai người là Đoàn Văn Hào và Nguyễn Thị Sâm, khi đó chị Sâm đã ngất đi, bụng đã chướng to do ngộp thở. Còn lại bảy người hy sinh. Vì an toàn cho đoàn xe, đồng đội buộc phải để các anh chị nằm lại dưới lòng đất để xe qua.

Mãi tám ngày sau, đồng đội mới tìm được thi thể sáu người. Riêng Trần Xuân Trường, đến năm 1971 mới tìm thấy thi thể. Tất cả những người hy sinh, theo lời đồng đội kể lại, đều ở nguyên tư thế đang làm nhiệm vụ. Trên tay Trần Trọng Khuyến còn giữ chặt chiếc búa và cây choòng đục vào đá để đặt mìn…

Như một nghĩa cử tri ân

Theo lời giới thiệu của đồng chí Sơn, chúng tôi lại về Tuyên Hóa, tìm đến nơi các anh chị trong tiểu đội cảm tử đã sinh ra và lớn lên. Mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Thường đã ngoài 90 tuổi hiện đang sống ở xã Thạch Hóa cùng con cháu. Nhắc lại câu chuyện 45 năm trước, nước mắt mẹ cứ lăn dài trên khuôn mặt dăn deo

Mẹ nhớ như in ngày chị xin mẹ cho đi TNXP, chị dặn mẹ: “Mẹ ở nhà nuôi em khôn lớn, con đi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, khi nào hết giặc con về với mẹ”. Vì câu nói ấy, mẹ đã đợi suốt ngần ấy năm trời, trong tim mẹ, đứa con gái bé bỏng ấy vẫn còn sống ở đâu đó, có điều nó chưa về thôi.

Mẹ liệt sĩ Đinh Tân Thành nay cũng đã 90 tuổi, hiện đang sống cùng con cháu ở xã Lâm Hóa. Tuổi đã cao thế nhưng hầu như ngày nào mẹ cũng ra thắp hương, trò chuyện với con ở nghĩa trang TNXP Tân Ấp. Các liệt sĩ còn lại cha mẹ đều đã mất, chỉ có anh, em hoặc cháu chắt đang thờ phụng, khói hương. Gần như tất cả những người tôi hỏi đều chỉ nhớ mang máng người thân của họ làm gì và hy sinh thế nào chứ chiến công của các anh chị ra sao thì ít người nhớ được.

Để nghi nhớ chiến công của những nữ TNXP trên đoạn đường Hồ Chí Minh huyền thoại này, mới đây, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng tại đúng nơi các chị hy sinh một đài tưởng niệm. Tập thể bảy liệt sỹ TNXP hy sinh ở đồi Cha Quang đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Di tích lịch sử đồi Cha Quang cũng đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

TRẦN THƯỜNG (nhandan)