Tranh gốm sứ

Tranh gốm sứ nghệ thuật
Tranh gốm sứ được làm từ nguyên liệu chính là đất sét, đặc biệt đất sét phải chọn loại có độ dẻo cao, có độ co ngót nhất định, và khả năng chịu lửa cao. Với mỗi loại sản phẩm gốm sứ khác nhau đều được chế tạo bằng cách chọn và pha các loại đất theo công thức riêng. Nếu là đất mỡ, ít cát, hút nước nhiều thì thường pha thêm cát để quá trình nung gốm sứ không bị nứt. Tiếp theo là công đoạn xử lý đất để loại bỏ các tạp chất, giúp sản phẩm gốm sứ đạt độ trắng, mịn, cho chất lượng cao.

Công đoạn tạo hình vẽ gốm sứ:
Tạo hình gốm sứ là khâu quan trọng, nó có vai trò quyết định tới hình dáng sản phẩm gốm sứ. Để tạo hình gốm sứ, các nghệ nhân phải làm dàn đều đất trên khuôn phẳng để tạo mặt phảng theo ý muốn rồi vẽ tranh theo ý muốn. Sau đó các sản phẩm này sẽ được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Công đoạn tráng men:
Sau khi sản phẩm đã được trang trí, các thợ làm gốm sẽ tiến hành nung sơ từng sản phẩm rồi đem ra tráng men trước khi nung. Cũng tùy theo từng loại, có những loại sản phẩm lại không cần thiết phải nung trước đó. Với các sản phẩm có kích thước lớn, người ta thường dùng phương pháp dội hoặc phun men, còn các sản phẩm kích thước nhỏ thường được nhúng men.

Công đoạn nung
Nung là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất gốm sứ. Để nung gốm sứ người ta thường dùng lò ếch, lò đàn hoặc lò bầu, lò hộp, sau đó sử dụng nguyên liệu là củi gỗ, than cám hoặc ga để nung góm. Thông thường gốm được nung từ 600 đến 1350 độ C, tùy thuộc vào từng loại gốm sứ. Với gốm đất thường được nung ở 600-900 độ, gốm sành nâu nung ở 1100-120 độ, gốm sành xốp 1200-1250 độ, gốm sành trắng 1250-1280 độ, và đồ sứ thì cần nhiệt độ cao hơn, chúng được nung ở 1280-1350 độ C.