Thông tin chi tiết

TRANH SƠN MÀI KHẢM TRAI-CỬU HUYỀN THÂT TỔ

Chất liệu sơn mài khảm trai trên gỗ, đắp nổi thếp vàng, bạc, vỏ trứng
Khung đen sần nghệ thuật, chất liệu composite cao cấp
Tranh hoàn toàn làm thủ công, bền đẹp cùng thời gian

Tranh sơn mài cao cấp – Mềm mại và tinh tế nét nội thất Việt
“Một trong những xu hướng thiết kế nội thất năm 2012 là nhấn mạnh vào phong cách Scandinavia. Điểm nổi bật của phong cách này là ở sự kết nối giữa vẻ đẹp nội thất gắn với chức năng sử dụng hàng ngày, giữa kiểu dáng hiện đại với những điểm nhấn nghệ thuật tạo nên sự cân bằng trong không gian nội thất, làm tôn lên vẻ quyến rũ sang trọng của căn nhà.” (Kiến trúc & Đời sống, 68-69, tháng 1-2.2012)
Với xu hướng này, việc bài trí những bức tranh sơn mài cao cấp trong phòng khách sẽ giúp căn nhà của bạn trở thành biểu tượng viên mãn của sự lịch lãm, tinh tế và hài hòa, giúp không gian nội thất trở nên xinh đẹp và ấm cúng.
Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài độc đáo có một không hai. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v.
Tranh sơn mài có một quá trình tạo thành sản phẩm rất cầu kỳ và công phu. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Mỹ Nghệ Việt Mart xin trân trọng giới thiệu đến quý khách hàng bộ sưu tập những bức tranh sơn mài cao cấp hình thành từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Việt. Các tác phẩm sơn mài vô cùng phong phú về nội dung, từ hoa lá cỏ thiên nhiên đến cây dừa bến nước, các thiếu nữ Việt Nam trong trang phục áo dài truyền thống…đều chuyển tải hồn Việt qua những nét văn hóa đặc sắc không bị pha lẫn bởi thời gian.
Trở lại với phong cách trang trí nội thất, kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, vừa sử dụng các tiện nghi đời mới nhưng cũng gần gũi với thiên nhiên, để tạo nên sự tương phản hài hòa mà không mâu thuẫn này, các tác phẩm sơn mài có thể giúp bạn thực hiện ý tưởng đó. Tác phẩm sơn mài trong phòng khách được trưng bày khéo léo và hài hòa về màu sắc với các vật dụng trang trí nội thất khác (như đồng màu, tông xuyệt tông) sẽ tạo ra một không gian êm đềm, trong lành và cởi mở, thu hút được nhiều hơn ánh nhìn của những người khách yêu cái đẹp khi họ viếng thăm ngôi nhà bạn. Ngay cả ở trong phòng, bạn vẫn có thể trải lòng, gần gũi với thiên nhiên nắng gió, những khóm hoa lay động, âm thanh rớt xuống khe khẽ của những giọt sương trên lá, hơi nước mát lạnh lan tỏa từ hồ sen xanh ngát… tất cả những hình ảnh, cảm giác này có thể được tưởng tượng và cảm thụ khi ai đó say sưa nhìn ngắm bức tranh sơn mài, chạm vào những đường vân sinh động của nó bằng thị giác, xúc giác và hơn nữa là bằng cả tâm hồn của người biết nhận ra và trân trọng vẻ đẹp rất đỗi dịu dàng của thiên nhiên.
Sự kết hợp tinh tế giữa mỹ thuật và công nghệ sẽ thổi một luồng gió mới vào ngôi nhà bạn. Những bức tranh sơn mài gợi tả hồn quê hương trong văn hóa Việt Nam sẽ làm nhẹ đi sự lạnh lẽo của không gian hiện đại khô khan.
Ý nghĩa bài vị Cửu huyền Thất tổ
Ý nghĩa bài vị Cửu huyền Thất tổ
Thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” là tỏ lòng kính trọng các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dày công dạy dỗ, chỉ bảo làm ăn, cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên, là thờ cúng cái nguồn gốc phàm trần của xác thân.
Cửu huyền: Nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ
1. Cao Tổ: Ông sơ
2. Tằng tổ: Ông cố
3. Tổ phụ: Ông nội
4. Phụ: Cha
5. Bản thân
6. Tử: Con trai
7. Tôn: Cháu nội
8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ)
Thất Tổ gồm có:
7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ
6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ
5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ
4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ
3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ
2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ
1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ
Cửu huyền thì tính từ bản thân mình làm mốc, trên chúng ta có 3 thế hệ, bản thân (ta) và dưới có 4 thế hệ. Chúng ta thờ 3 thế hệ ở trên thì không có gì phải suy nghĩ, nhưng tại sao lại phải thờ thêm cả ta và 4 thế hệ ở dưới?
Bởi vì, cuộc sống là một chuỗi mốc xích tương quan với nhau và trùng trùng duyên khởi.
Thờ cúng 3 thế hệ ở trên là thờ cúng những người đã có công sanh, nuôi dưỡng và xây dựng sự nghiệp cho chúng ta nên người, uống nước nhớ nguồn…
Thờ cúng 5 thế hệ sau (có cả ta): là để nhắc nhở cho chúng ta kiếp hiện tại này phải làm những điều phước thiện và tin hiểu luật nhân quả 3 đời: quá khứ – hiện tại – tương lai đều có mối quan hệ với nhau. Dân gian có câu: “Nhứt nhơn tác phước thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa vạn thọ hương”.