Thông tin chi tiết

Tranh Gốm -Vinh Quy Bái Tổ
Chất liệu tranh ,được làm từ màu đất tự nhiên, vẽ tay 100%
và lung ở nhiệt độ 1000 oC độ bền màu vĩnh cửu.
Tranh gốm đẹp giá rẻ
Tranh gốm sứ bát tràng
Tranh gốm phù lãng,bắc ninh
Tranh gốm sứ ốp tường Bát Tràng là dòng sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường tiêu dùng Việt Nam từ khá lâu, mang lại nhiều công dụng hữu ích cho người sử dụng với những điểm nổi bật như: Làm đẹp cho không gian của phòng khách của gia đình bạn với bức tranh gốm sứ ốp tường, hoặc tranh gốm sứ gắn tường.

Tranh gốm sứ ốp tường ghép theo mảnh nhỏ, có màu sắc nhã nhặn, trang trí gần gũi…là một vật dụng phổ biến và ngày càng trở nên thịnh hành trong thời gian gần đây. Việc chơi và sử dụng tranh gốm ốp tường gắn theo mảnh nhỏ không chỉ là một xu thế hiện đại mà còn là một cách tuyệt vời giúp bạn mỗi khi ngắm bức tranh gốm sứ thôi đã cảm thấy thoải mái và thư giãn sau những giây phút làm việc căng thẳng….

Tranh gốm sứ gắn tường hay còn được gọi là tranh gốm sứ ghép mảnh ốp tường là một dòng tranh mang tính nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao. Việc trưng bày tranh gốm sứ ốp tường có một số điểm khác biệt so với bày bằng tranh gốm sứ treo tường đó là tranh gốm Bát Tràng ốp tường bạn nên đặt tại vị trí lớn, có khoảng không gian rộng rãi như ngoài sân vườn, phòng khách….

Là sản phẩm được lam thủ công hoàn toàn bằng tay. Tranh gốm sứ ốp tường là sản phẩm điển hình cho dòng hàng đòi hỏi tính tỉ mỉ và chau truốt trong từng quá trình thực hiện. Tranh gốm sứ ghép mảnh được lên ý tưởng, tạo hình, tạo kiểu trước khi nung chín qua lò gas với nhiệt độ cao khoảng hơn 1200 độ C. Do đó các mẫu tranh gốm sứ ghép mảnh luôn đảm bảo không bị bay màu, không bị phai các hình vẽ trên bề mặt và không chịu ảnh hưởng bởi tác động của môi trường cũng như sự biến đổi của thời gian…

  • Với tranh treo tường bằng gốm sứ thường được thiết kế với kiểu dáng và kích thước trung bình và kèm khung gỗ bao bên ngoài. Thì ngược lại, tranh treo tường thường có kích thước lớn và gắn trực tiếp lên tường, không cần khung gỗ bao xung quanh, tạo nét thân thuộc và gần gũi nhất. Ngoài ra, trong quá trình lắp đặt và ghép tranh gốm sứ lên tường, bạn cũng chiêm ngưỡng được cận cảnh từng thao tác, công đoạn thực hiện rất tỉ mỉ kỳ công để tạo nên một tổng thể hoàn hảo nhất.

-Quý khách có nhu cầu xin liên hệ để tư vấn và đặt hàng theo ý muốn của mình.

Bức tranh vinh quy bái tổ thường được treo tại những gia đình làm quan, nhà có người đỗ đạt cao trong thi cử, hay những doanh nhân cũng thường treo tranh vinh quy bái tổ trong nhà. Vậy bức tranh này có từ bao giờ? và ý nghĩa của nó ra sao? dodongphongthuy.net xin giới thiệu đôi nét về nguồn gốc và ý nghĩa của tranh vinh quy bái tổ.

Theo sử sách ghi lại vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là ghi lại danh tính của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, bằng cách khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long, để tên tuổi của họ lưu danh muôn thuở. Trên mỗi bia đá, ngoài khắc tên, tuổi, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tinh của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập.

Theo lệ đó mà hàng năm các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.

Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.

Ngày nay, với những người dù làm quan hay doanh nhân, hoặc thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào khi về quê hương, làng xóm cũng là mang vinh quang, thanh danh về báo với gia đình vì vậy cũng gọi là vinh quy bái tổ.

Tranh vinh quy bái tổ với nhiều chất liệu như: tranh vinh quý bái tổ bằng đồng, tranh khảm trai, tranh gỗ, tranh cát, tranh sơn dầu…, dù ở chất liệu nào thì bố cục bức tranh vẫn không thay đổi, đó là hình ảnh một ông quan đội mũ mão trên lưng ngựa, với cờ lọng, có người đánh chiêng trống, quân lính theo sau tiến vào trong làng. Hình ảnh làm hiện lên vẻ đẹp thôn quê.