Thêu chữ thập thật đơn giản!!!

Bạn sẽ có một hình dung tối thiểu về cái gọi là thêu chữ thập, mà chúng tôi hay gọi là “cross-stitch”, hay “x-stitch”. Đây là hướng dẫn thêu một mũi x-stitch đầu tiên, trên nền vải aida …

 

CÁCH THÊU CHỮ THẬP

 

Hãy nhìn những bức ảnh minh hoạ sau đây theo cách âu yếm nhất mà bạn có thể (nếu bạn cận, nhớ phải đeo kính). Bạn sẽ có một hình dung tối thiểu về cái gọi là thêu chữ thập, mà chúng tôi hay gọi là “cross-stitch”, hay “x-stitch”. Đây là hướng dẫn thêu một mũi x-stitch đầu tiên, trên nền vải aida … Các lỗ trên vải tự tạo thành các điểm để đâm kim qua, rất tiện lợi, rất hiểm hóc. Đâm kim từ góc trái phía dưới của ô vải nơi bạn định đặt mũi X lên góc phải phía trên. Như thế này: 


Sau đó, đâm kim lên ở lỗ số 3, rồi xuống ở 4. Hoan hô, được một mũi rồi! 

Tuy nhiên, đó chỉ là cách thêu một mũi x, trên thực tế, khi thêu một “tác phẩm”, nhất là các tác phẩm “hoành tráng”, nếu bạn thêu từng mũi x như vậy thì sẽ không nhanh, và bên mặt trái của tác phẩm, các đường chỉ rất rối, nếu chẳng may lỡ bạn thêu lộn một vùng nào đó mà phải tháo ra thì sẽ rất phiền phức… vì vậy, bạn có thể thêu từng hàng theo cách sau:

hoặc 
 

Ngoài ra, còn có cách làm theo cột, ít phổ biến hơn, nhưng lại rất hay gặp khi thêu viền của mấy tranh nho nhỏ 
 

Lưu ý: đường chỉ kéo theo hướng / rồi mới hoặc là kéo theo hướng rồi mới / hoàn toàn theo thói quen của bạn (có một số chart có hướng dẫn cách thêu các hướng đi của chỉ, đường chỉ theo hưỡng dẫn trên chart này với các chart bạn gặp lần khác có thể khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau, bạn đừng ngại, bạn chỉ cần làm theo thói quen của bạn, chỉ cần lưu ý là các mũi chỉ để hoàn thiện một chữ “X” nên theo cùng một hướng hoặc ////// hoặc \\ thì nhìn tác phẩm của bạn sẽ đều và đẹp hơn.Cách gút chỉ khi bắt đầu và kết thúc
Nói chung là khi bắt đầu và kết thúc không nên cột gút lại, mặt vải phía sau nhìn sẽ không gọn, và mấy cái gút ấy nếu gút nhỏ thì lại dễ tuột chỉ lắm, nhất là khi đem giặt, còn gút to thì mặt vải bị cộm lên, không gọn
Cách gút chỉ khi bắt đầu: khi bắt đầu mũi đầu tiên, chúng ta để ý một tý, kéo sợi chỉ phía sau ra một chút, luồn cây kim qua, xong, nếu kỹ hơn thì luồn qua thêm một mũi nữa, nhưng như vậy cũng đủ chắc rồi, sau khi luồn qua thì chị em ta cứ tiếp tục mà làm thôi, không sợ bị tuột chỉ đâu, chắc lắm.
 
Hình này dễ nhìn hơn

Nếu sợi chỉ ban đầu không có được cái vòng như hình trên (ví dụ như thêu cùng lúc một sợi màu này, một sợi màu kia thì không thể có được cái vòng đó) thì bạn có thể làm theo cách này… khi bắt đâu thêu mũi thứ nhất xong, lấy tay giữ đầu sợi chỉ kia dưới mặt vải, cố ý kéo chừa lại một đoạn chỉ dư một đoạn nhỏ ở mặt dưới (khoảng 0.5cm-1cm), sau đó, khi đâm kim xuống, lật mặt trái vải lên, ngón cái của bàn tay ko cầm kim giữ chặt đầu chỉ đã để chừa, kéo sang bên trái hoặc bên phải tuỳ theo hướng các mũi chỉ tiếp theo sẽ đi về phía nào, đâm kim lên vào ô bên cạnh vòng chỉ qua phần chỉ tay kia đang giữ, sau đó lại đâm kim xuống để tạo những đoạn || hoặc = đè lên đoạn chỉ dư đó, rất chắc chắn và đẹp nữa!

Còn khi kết thúc, nếu thêu theo từng hàng, ở mặt trái, chúng ta sẽ có các đường chỉ là những đường dọc song song nhau như thế này ||. Nếu thêu theo cột, ở mặt trái chúng ta sẽ có các đường song song như thế này =. Vì vậy khi muốn kết thúc đường chỉ đó, không cần cột gút lại mà chỉ cần luồn cây kim dưới các sợi chỉ || hoặc = này, kéo qua là được, nếu muốn chắc ăn hơn thì sau khi luồn kim qua, ta lại luồn kim lại một lần nữa, bảo đảm ko bao giờ tuột chỉ hết.

 


Đôi khi, trong mẫu thêu bạn sẽ còn gặp các loại 1/4 stitch, 3/4 stitch (trên chart sẽ có ký hiệu tương tự với hình mà bạn nhìn thấy dưới đây), và cả hai loại đó kết hợp với nhau trong một ô.
Với mũi thêu 1/4 bạn làm như sau: lên kim ở góc 1 ô (ví dụ lên kim ở 1), không như mũi thêu bình thường bạn xuống kim ở góc chéo đối diện với vị trí mà bạn vừa lên kim, bạn đâm kim xuống ngay ở tâm của ô đó (chỉ bằng nửa của một đường chéo ô vuông mà bạn đang thêu, ví dụ như xuống kim ở 2). Vậy là bạn đã có mũi 1/4 như trong hình
Với mũi thêu 3/4 bạn làm như sau: lên kim ở góc 1 ô (ví dụ ở 1), xuống kim ở tâm của ô, lên kim tiếp ở góc khác của ô (ví dụ ở 3), xuống kim tiếp ở góc đối diện của ô (ví dụ ở 4). Vậy là bạn đã có 1 mũi 3/4.



Loại cuối cùng là back stitch, nếu theo tiếng Việt mà nói thì đó chính là các đường viền như là đường viền sau và cách làm của nó:

 ***

 

Và ghi chú thêm một điều nữa là hãy đi back stitch từng ô một để đường chỉ được sát với mặt vải hơn, khi nào gặp trường hợp như thế này thì các bạn có thể băng băng qua 2,3 ô, với các đường cong uốn lượn trên hình nhiều khi bạn phải kéo chỉ tạo thành đường chéo qua 1, 2 thậm chí là 3 ô.


Đây là mũi lazy daisy, và French knot, đôi khi cũng được kết hợp trong mẫu…. Thường nó sẽ được ghí chú rất rõ ràng trong chart


Khi nào bạn cắm kim xuống mặt vải, bạn nhớ thít chặt chỉ vào kim rồi vừa giữ chỉ vừa kéo kim xuống đến hết chỉ là được

 


Không có gì bằng học lý thuyết xong thực hành liền, đây là một mẫu cực kỳ đơn giản, bạn hãy thử bắt đầu cross stitch với nó:


Đầu tiên, hãy coi cái chart của nó nào

 


Màu 304 Christmas Red Med là code chỉ của hãng DMC (vì sao bạn biết đó là chỉ của hãng DMC? bạn hãy đọc lại chart một cách chi tiết hơn, bạn sẽ thấy dòng “DMC Floss Colors Key”, cần ghi nhớ là với các chart khác nhau yêu cầu về chỉ là khác nhau….) “Christmas Red Med” là tên gọi của code đó, cái này bạn không cần nhớ, chỉ cần nhớ số 304 để ra cửa hàng chỉ mà nói với bà bán hàng, “cho con một con DMC màu 304”, vậy là xong. Còn màu White của hãng DMC thường có code đề là “Blanc”, vậy thì muốn làm mẫu này thì chỉ cần mua 2 con DMC, một 304, và một Blanc! Bạn đã giải quyết xong nhiệm vụ chuẩn bị chỉ ở đây!!!

Cái chart ở trên được gọi là màu, vì các ký hiệu của nó có màu. Còn chart sau đây thì chúng ta có thể in ra mà ngồi thêu, ko cần phải ngó lên màn hình máy tính.

 


Nếu bạn thêu chưa quen, sợ trái tim bị lệch, không nằm giữa miếng vải thì bạn hãy tìm ô giao điểm của hai mũi tên trong chart để tìm được ô giữa, sau đó hãy bắt đầu thêu từ ô này tại điểm giữa của vải (bạn chỉ cần gấp 4 miếng vải lại là tìm ra thôi) 

 


Và bây giờ bạn có thể bắt đầu tác phẩm đầu tay của riêng mình rồi!!!

Còn một điều nữa (đối với nhưng chart đơn giản như nêu trên thì không cần lưu tâm tới điều này), nhưng đối với các tác phẩm lớn thì để tránh bị đếm lộn ô, hãy đi chỉ lược mười ô một ngoài đường viền của tác phẩm, nếu siêng hơn bạn thì có thể sử dụng bút viết trên aida để vẽ các đường kẻ lên mặt vải, cứ 10 ô kẻ một đường dọc lẫn ngang, tạo thành một lưới trên mặt vải, khi đó thì sẽ giảm được trường hợp thêu nhầm, bạn có thể hình dung một cách rất dễ dàng bằng cách nhìn vào chart, nếu để ý bạn sẽ thấy trên chart của các tác phẩm lớn thì người ta cũng hay để cứ 10 ô có một đường đậm hơn để người nhìn dễ phân biệt.

Một điểm nữa bạn cần chú ý là có nhiều chart người thiết kế sẽ quy định một cách rõ ràng về chủng loại, quy cách và màu sắc vải mà bạn cần chuẩn bị để thực hiện tác phẩm. Ví dụ bạn thấy trên chart ghi “stitched on Ivory aida 14” có nghĩa là bạn sẽ phải thực hiện mẫu thêu đó trên vải aida màu Ivory, size 14ct (size 14ct tức là mỗi inch có 14 ô vải, mà 1 inch tương đương 2,54 cm).
Tương tự như thế khi chart quy định thêu trên aida 16ct hay 18 ct bạn cũng lý giải như vậy có nghĩa là cứ mỗi inch = 2.54cm có 16 ô hoặc 18 ô stitch.

Để xác định mảnh vải bạn đang có là size gì bạn có thể dùng thước kẻ hoặc dùng thước đo aida chuyên dụng.

Thêm một số hình minh họa  Cross stitch
 
half stitch ****

Có rất nhiều bàn cãi xung quanh việc thêu đường half stitch như thế nào cho bức tranh của bạn thêm đẹp và sinh động. Điều này cũng rất khó giải thích, bởi vì như chúng tôi đã nói ở trên, việc định ra hướng của mũi chỉ hoàn toàn dựa vào thói quen của bạn, có bạn sẽ thêu mũi rồi mới thêu mũi /, nhưng cũng có bạn lại thêu theo hướng ngược lại, nghĩa là thêu mũi / trước rồi mới thêu mũi ngược lại , trong trường hợp này, nếu như chart của bạn không có hướng dẫn gì đặc biệt (mũi full stitch thêu thế nào và mũi haft stitch thêu thế nào) thì bạn có thể hoàn toàn theo thói quen của mình nghĩa là bạn đang thêu theo thứ tự / rồi đến thì mũi haft stitch của bạn nên theo hướng / (vì đổi chiều mũi thêu theo hướng ngược lại theo thói quen của bạn là một vấn đề khó khăn đấy, và thêm nữa khi bắt ép làm ko theo thói quen nó sẽ làm giảm tốc độ “bon chen” của bạn và thậm chí nhiều lúc bạn quên và sẽ thêu các mũi haft stitch theo hướng ngược lại)
Nếu như chart hướng dẫn mũi full stitch giống như chiều mũi thêu mà bình thường bạn vẫn thêu và haft stitch ko yêu cầu gì đặc biệt thì bạn chỉ việc thêu thôi, chúc mừng bạn 
Nếu như chart hướng dẫn mũi full stitch ngược với chiều mũi thêu mà bình thường bạn vẫn thêu, và haft stitch ko yêu cầu gì đặc biệt thì bạn vẫn có thể thêu thói quen, không cần phải để ý gì hết.
Còn nếu như mũi haft stitch trên chart yêu cầu có hướng hoàn toàn trái ngược với mũi full stitch họ đã hướng dẫn thì bạn thật sự cần lưu tâm, bởi vì nếu như bạn thêu trái chiều với hướng người thiết kế yêu cầu thì sẽ làm giảm hiệu quả đối nghịch bố cục và làm bức tranh kém đẹp đi.
Tags:

Gửi thảo luận