Thông tin chi tiết

Tranh sơn mài- Bát tiên quá hải- SM241
Chất liệu: sơn mài trên gỗ, đắp nổi thếp vàng, bạc
Tranh hoàn toàn làm thủ công, bền đẹp cùng thời gian
Khung tranh vân gỗ composite không cong vênh, mối mọt, bền đẹp.

Vì sao phải treo Bức tranh Bát tiên quá hải khi làm lễ chúc thọ?

Liên quan tới truyền thuyết về Bát tiên, ngoài truyện “bát tiên quá hải”, còn có “bát tiên khánh thọ”. Bát tiên vốn là thần tiên trừng trị điều ác, khen ngợi điều thiện, giúp đỡ người khó khăn. “Già có Trương, trẻ có Lam, Hàn, chỉ huy có Chung Ly, thư sinh có Lã, phú quý có Tào, quyền lực có Lý, phụ nữ có Hà”. Bát tiên phần nào phản ánh các độ tuổi của con người trong xã hội, nam nữ già trẻ, phú quý bần cùng, văn sĩ tướng võ, khỏe mạnh thương tàn, đáp ứng hết nhu cầu tôn bái các giai tầng trong xã hội. Bát tiên có được sự yêu mến của dân gian, bức tranh Bát tiên khánh thọ trở thành vật phẩm may mắn không thể thiếu trong ngày khánh thọ.
Tương truyền, Vương Mẫu nương nương mở yến tiệc vào ngày này, thiết hội bàn đào, mời các vị thần tiên tới tụ họp. Thiết Quản Ly hẹn các tiên nhân Lã Động Tân, Trương Quả Lão, Lam Thái Hòa, Tào Quốc Cửu, Hà Tiên Cô … tới dự yến tiệc. Sau khi ăn uống no say, họ bái lạy Vương mẫu và cùng quay về vượt biển. Sau khi bát tiên lên thuyền, Lã Động Tân đột nhiên nghĩ ra ý tưởng kỳ lạ, đề nghị mọi người cùng đi chu du thiên hạ. Thế là xuất hiện câu chuyện “Bát tiên vượt biể, thể hiện thần thông”. Cho dù là bức tranh Bát tiên khánh thọ hay bức tranh Bát tiên quá hải đều không thể thiếu những pháp khí mà Bát tiên sử dụng. Nghe nói, mỗi pháp khí của Bát tiên lại mang một hàm nghĩa nhất định: Bảo vật ngư cổ (trống cả) của Trương Quả Lão có thể nói về mạng sống của con người. Bảo kiếm của Lã Động Tân có thể ngăn cản tà ma. Chiếc sáo của Hàn Tương Tử có thể khiến vạn vật sinh sôi nảy nở. Hoa sen của Hà Tiên Cô có thể tu thân dưỡng tính. Hồ lô của Thiết Quản Lý có thể cứu giúp chúng sinh. Chiếc quạt của Hán chung Ly có thể hồi sinh. Tấm ngọc của Tào Quốc Cửu có thể làm môi trương trong sạch. Chiếc giỏ của Lam Thái Hòa có thể quảng thông thần minh. Những pháp khí mà Bát tiên sử dụng được gọi chung là Ám Bát tiên. Ám Bát tiên không chỉ có ngụ ý tốt đẹp, phù hợp với nhu cầu tâm lý bái thần cầu Phật của dân gian mà còn tô điểm cho truyền thống của người Trung Quốc. Vì vậy, trong thời hiện đại ngày nay, chúng ta có người lớn tuổi. Hơn nữa, khi bố trí thọ đường để chúc thọ người già, người ta thường dùng bức tranh Bát tiên khánh thọ.
Hội bàn đào là chuyện gì?
Liên quan tới hội bàn đào, mọi người đều rất quen thuộc với đoạn Tôn Ngộ Không đại náo hội bàn đào trong Tây du ký. Đương nhiên, Tôn Ngộ Không trong Tây du ký là người đầu tiên đứng ra chống lại phong kiến và đặc quyền. Hội bàn đào cũng tượng trưng cho đặc quyền của giai cấp thống trị. Nhưng hãy tạm bỏ qua nhân tố chính trị, trên thực tế, hội bàn đào là loại thịnh hội tượng trưng cho sự cát tường. Tranh hội bàn đào chúc thọ thường xuất hiện trong các buổi tiệc chúc thọ lớn nhỏ trong dân gian.
Mọi người đều biết rằng, Vương Mẫu nương nương là thủ lĩnh thần tiên của Đạo giáo, cũng là nữ Thọ Tinh nhận được sự chào đón của mọi người. Hội bàn đào là yến hội do Vương Mẫu nương nương tổ chức, các thần tiên đều tới tham dự, tiên khí tự nhiên bao trùm, mây lành vây quanh. Treo một bức tranh hội bàn đào lên tường lễ bái, giống như quy tụ được các thần tiên về để lĩnh thụ lòng thành của chúng ta. Đương nhiên, danh tiếng của hội bàn đào không chỉ dừng lại ở đó, sở dĩ hội này lấy bàn đào để đặt tên vì có chỗ đặc biệt. Nhưng nhìn vườn bàn đào của Vương Mẫu nương nương tươi tốt, từng cây từng cây, hoa nở khắp cây, quả chín trĩu cành, cảnh tượng hái quả của các tiên nữ khiến chúng ta khó có thể diễn tả hết được vẻ đẹp nơi tiên cảnh. Nghe nói bàn đào do Vương Mẫu nương nương chính tay vun trồng, “có 3600 cây, phía trước có 1200 cây, hoa nhỏ quả nhỏ, quả 3000 năm mới kết quả một lần, người ăn vào sẽ thành tiên, khỏe mạnh trẻ trung. Ở giữa có 1200 cây, hoa nở thành tầng, quả ngọt, 600 năm mới kết quả một lần, người ăn vào thì cưỡi mây đạp gió, trường sinh bất lão. Phía sau có 1200 cây, màu tím, hạt màu vàng nhạt, 9000 năm mới kết quả một lần, người ăn vào sẽ sống thọ như trời đất, tuổi như mặt trăng mặt trời”. Cho nên nói, bàn đào không phải đồ ăn tầm thường, là vật báu không có ở phàm trần. Nghĩ lại, Vương Mẫu nương nương là Thọ tinh, cai quản việc luyện thuốc bất tử ở núi Côn Luân, do vậy bàn đào mà bà trồng mới có thể trường sinh bất lão, điều này có thể hiểu được. Sở dĩ hội bàn đào có khí thế lớn như vậy, ngoài vì địa vị tối cao của Vương Mẫu nương nương, còn có công năng giúp người sống trường thọ của bàn đào.